Luật Đất đai 2013 quy định hợp đồng MUA BÁN ĐẤT phải được lập thành văn bản và bắt buộc phải CÔNG CHỨNG/chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được CÔNG CHỨNG hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 167, Luật Đất đai 2013. Trích điểm a, khoản 3, Điều 167, Luật Đất đai 2013 |
1. Hồ sơ CÔNG CHỨNG hợp đồng MUA BÁN ĐẤT
Nếu muốn CÔNG CHỨNG hợp đồng MUA BÁN ĐẤT thì các bên tham gia hợp đồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ theo đúng Điều 40 và Điều 41 thuộc Luật CÔNG CHỨNG 2014.
a) Bên chuyển nhượng
– Phiếu yêu cầu CÔNG CHỨNG theo mẫu của tổ chức hành nghề CÔNG CHỨNG.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ).
– Bản sao giấy tờ tùy thân: CCCD hoặc hộ chiếu.
– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân: giấy đăng ký kết hôn trong trường hợp đã kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đối với trường hợp chưa kết hôn.
– Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền có CÔNG CHỨNG hoặc chứng thực nếu được ủy quyền để thực hiện việc chuyển nhượng.
b) Bên nhận chuyển nhượng
– Bản sao giấy tờ tùy thân: CCCD hoặc hộ chiếu.
c) Giấy tờ khác
– Về hợp đồng MUA BÁN ĐẤT: các bên có thể soạn trước hợp đồng MUA BÁN ĐẤT; hoặc liên hệ với tổ chức hành nghề CÔNG CHỨNG để được cung cấp mẫu hợp đồng MUA BÁN ĐẤT do tổ chức hành nghề CÔNG CHỨNG soạn sẵn.
– Hồ sơ đăng ký biến động khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm những giấy tờ sau:
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định.
- Bản gốc Giấy chứng nhận (sổ đỏ) đã cấp.
2. Thủ tục CÔNG CHỨNG hợp đồng MUA BÁN ĐẤT
– Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu CÔNG CHỨNG hợp đồng MUA BÁN ĐẤT
Khi tiếp nhận yêu cầu CÔNG CHỨNG hợp đồng MUA BÁN ĐẤT thì CÔNG CHỨNG viên tiến hành kiểm tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ yêu cầu CÔNG CHỨNG đầy đủ, đúng pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ CÔNG CHỨNG.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu các bên bổ sung hồ sơ theo quy định.-
– Bước 2: Thực hiện CÔNG CHỨNG MUA BÁN ĐẤT
+ Trường hợp 1: Các bên có hợp đồng MUA BÁN ĐẤT soạn trước
Đối với trường hợp này, CÔNG CHỨNG viên phải kiểm tra dự thảo hợp đồng MUA BÁN ĐẤT:
- Nếu đáp ứng được yêu cầu thì chuyển sang bước tiếp theo để tiến hành CÔNG CHỨNG hợp đồng MUA BÁN ĐẤT.
- Nếu hợp đồng không đúng hoặc có vi phạm quy định của pháp luật thì CÔNG CHỨNG viên yêu cầu các bên tham gia hợp đồng MUA BÁN ĐẤT tiến hành sửa đổi nội dung, nếu các bên không sửa thì CÔNG CHỨNG viên có quyền từ chối không chứng hợp đồng MUA BÁN ĐẤT đó.
+ Trường hợp 2: Các bên không soạn hợp đồng MUA BÁN ĐẤT trước
- Các bên yêu cầu tổ chức CÔNG CHỨNG soạn thảo hợp đồng MUA BÁN ĐẤT theo sự thỏa thuận của các bên hoặc dùng mẫu hợp đồng MUA BÁN ĐẤT mà tổ chức hành nghề CÔNG CHỨNG đã soạn sẵn.
- Người yêu cầu CÔNG CHỨNG hợp đồng MUA BÁN ĐẤT đọc lại toàn bộ hợp đồng để kiểm tra và xác nhận vào hợp đồng.
- Người yêu cầu CÔNG CHỨNG ký vào từng trang của hợp đồng MUA BÁN ĐẤT, phải ký trước mặt CÔNG CHỨNG viên.
- CÔNG CHỨNG viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính các giấy tờ có trong hồ sơ để đối chiếu.
- Ghi lời chứng, ký và đóng dấu.
Hiểu đúng về hợp đồng MUA BÁN ĐẤT Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (thực tế được gọi là hợp đồng MUA BÁN ĐẤT) là sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên tham gia hợp đồng. Theo đó, người có quyền sử dụng đất (bên chuyển nhượng) có nghĩa vụ chuyển giao quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ trả tiền cho bên chuyển nhượng theo thỏa thuận và các bên phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước theo quy định pháp luật. |
(Tổng hợp)