Site icon Blogluat.com

Các khoản chi phí cần có khi LẬP DI CHÚC hợp pháp năm 2023

Nguồn: Internet

Bài biết thống kê những điều kiện và thủ tục cần lưu ý khi LẬP DI CHÚC hợp pháp, đặc biệt là các khoản chi phí người LẬP DI CHÚC nên chuẩn bị trước để chi trả nếu có yêu cầu.

Bạn đọc có thể tham khảo trong quá trình LẬP DI CHÚC hợp pháp.

1. Điều kiện LẬP DI CHÚC hợp pháp

Mọi cá nhân có thể lựa chọn thực hiện LẬP DI CHÚC bằng văn bản hoặc LẬP DI CHÚC bằng miệng.

a) LẬP DI CHÚC bằng văn bản

– DI CHÚC bằng văn bản gồm:

+ DI CHÚC bằng văn bản không có người làm chứng;

+ DI CHÚC bằng văn bản có người làm chứng;

+ DI CHÚC bằng văn bản có công chứng;

+ DI CHÚC bằng văn bản có chứng thực.

– Khi LẬP DI CHÚC bằng văn bản, DI CHÚC phải ghi rõ tất cả nội dung sau:

+ Ngày, tháng, năm LẬP DI CHÚC;

+ Họ, tên và nơi cư trú của người LẬP DI CHÚC;

+ Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

+ Di sản để lại và nơi có di sản;

+ Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

b) LẬP DI CHÚC miệng 

Các cá nhân có quyền LẬP DI CHÚC miệng trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể LẬP DI CHÚC bằng văn bản thì có thể LẬP DI CHÚC miệng.

Tuy nhiên, sau 03 tháng (kể từ thời điểm LẬP DI CHÚC miệng) mà người LẬP DI CHÚC còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì DI CHÚC miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Bạn đọc cần cân nhắc trường hợp thực tế của cá nhân, gia đình để lựa chọn hình thức LẬP DI CHÚC phù hợp, sao cho đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

2. Thủ tục công chứng khi LẬP DI CHÚC

– Hồ sơ bao gồm:

+ Phiếu yêu cầu công chứng;

+ Bản sao giấy tờ tùy thân của người LẬP DI CHÚC;

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản; hoặc bản sao giấy tờ thay thế nếu DI CHÚC có liên quan tới tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất. Nếu tính mạng người LẬP DI CHÚC đang bị đe dọa thì không cần đưa tài liệu, nhưng phải ghi nhận rõ điều này trong văn bản công chứng.

– Thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 658, Bộ Luật Dân sự hiện hành.

3. Chi phí công chứng khi LẬP DI CHÚC

– Về chi phí công chứng DI CHÚC theo Luật Công chứng năm 2014, người LẬP DI CHÚC chịu trách nhiệm chi trả phí công chứng DI CHÚC, phí lưu giữ DI CHÚC và phí công bố DI CHÚC:

+ Thông tư 257/2016/TT-BTC (Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên) hướng dẫn cụ thể như sau:

+ Phí công bố DI CHÚC: Hiện pháp luật chưa có hướng dẫn chi tiết về mức phí khi công bố DI CHÚC. Trên thực tế, các bên liên quan có thể thỏa thuận, thống nhất về khoản chi phí công bố DI CHÚC.

– Ngoài ra, người LẬP DI CHÚC còn phải cân nhắc đến một số khoản chi phí khác liên quan đến công chứng DI CHÚC tại văn phòng công chứng:

+ Thù lao công chứng tại văn phòng công chứng: Nếu người LẬP DI CHÚC yêu cầu đơn vị công chứng thực hiện các dịch vụ kèm theo, như: soạn thảo, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ và văn bản liên quan đến việc LẬP DI CHÚC… thì họ phải thanh toán một khoản thù lao theo thỏa thuận. Mức thù lao đảm bảo không vượt quá mức trần do UBND cấp tỉnh đề ra.

+ Thù lao công chứng ngoài trụ sở: Khi người LẬP DI CHÚC không thể trực tiếp đến văn phòng công chứng để yêu cầu thực hiện công chứng thì sẽ mời công chứng viên đến nhà hoặc địa điểm khác để tiến hành công chứng. Người LẬP DI CHÚC cần trả thêm một khoản thù lao đối với trường hợp này, theo thỏa thuận với văn phòng/phòng công chứng.

4. Thủ tục khai nhận di sản theo DI CHÚC

– Căn cứ vào quy định về địa điểm mở thừa kế theo Điều 611 thuộc Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì người khai nhận di sản thừa kế có thể lập văn bản khai nhận di sản thừa kế tại một trong những cơ quan sau: UBND xã; văn phòng công chứng nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản;  nơi có di sản/ phần lớn di sản (khi không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người đã chết).

– Các bước tiến hành thủ tục khai nhận thừa kế theo DI CHÚC:

+ Bước 1: Công bố nội dung DI CHÚC

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại DI CHÚC chết. Nội dung DI CHÚC như thế nào có thể có người không biết, thậm chí không biết sự tồn tại của DI CHÚC. Do đó, người quản lý DI CHÚC nên công bố nội dung DI CHÚC để mọi người được biết, đặc biệt là những người có quyền hưởng thừa kế hợp pháp.

Việc công bố nội dung DI CHÚC giúp phòng tránh những tranh chấp phát sinh khi phân chia thừa kế.

+ Bước 2: Tổ chức họp gia đình về di sản thừa kế

Gia đình cần thống nhất lại việc phân chia di sản bởi vì có những người được hưởng di sản nhưng từ chối nhận di sản, hoặc mọi người đồng thuận thay đổi lại nội dung phân chia di sản…

Ngoài ra, những vấn đề quan trọng khác cũng cần tất cả thành viên gia đình đồng thuận thực hiện, như: cử người quản lý di sản, những nghĩa vụ phải dùng di sản để thực hiện do người để lại di sản thừa kế trước khi chết vẫn còn đang phải thực hiện (người đã mất đang vay nợ ngân hàng…).

+ Bước 3: Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế theo DI CHÚC

Gia đình thực hiện việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã để thực hiện thủ tục khai nhận di sản.

Hồ sơ khai nhận thừa kế theo DI CHÚC gồm có:

Sau khi kiểm tra, nếu nhận thất hồ sơ đầy đủ và phù hợp mọi yêu cầu pháp luật đề ra thì văn phòng công chứng tiến hành niêm yết hồ sơ thỏa thuận phân chia di sản tại trụ sở UBND cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản và nơi có bất động sản do người chết để lại.

Qua 15 ngày niêm yết, nếu không có ai khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc nhận tài sản thừa kế này, văn phòng công chứng sẽ công chứng thỏa thuận phân chia tài sản của những người thừa kế.

+ Bước 4: Đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản

Di sản là tài sản phải đăng ký quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu dùng bản công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo DI CHÚC để thực hiện thủ tục sang tên.

(Tổng hợp)

 

Exit mobile version