Site icon Blogluat.com

Thừa kế thế vị: giải đáp những thắc mắc “nóng” nhất năm 2025

thừa kế thế vị

Vấn đề thừa kế, đặc biệt là thừa kế thế vị, luôn được người dân đặc biệt quan tâm vì gắn liền với quyền tài sản và quan hệ gia đình.

Trong đó, thừa kế thế vị là vấn đề quan trọng nhưng ít người hiểu đúng, dẫn đến nhiều tranh chấp và vướng mắc pháp lý. 

Ở bài viết này, chúng tôi phân tích những quy định pháp luật nổi bật về thừa kế thế vị tại Việt Nam nhằm cung cấp cho bạn đọc góc nhìn tổng quan chính xác và chi tiết nhất.

1. Hiểu đúng về thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị là một trường hợp đặc biệt trong thừa kế theo pháp luật, quy định tại Điều 652, Luật Dân sự 2015

Cụ thể, thừa kế thế vị xảy ra khi người có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật (người thừa kế gốc) qua đời trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thừa kế. Hay con của người thừa kế gốc sẽ thế vị vào vị trí của cha/mẹ để hưởng phần di sản mà cha/mẹ họ được hưởng nếu còn sống.

Ví dụ, ông A có 3 người con: B, C và D. Trước khi ông A qua đời, người con tên B đã mất. Theo quy định, con của B sẽ thế vị để nhận phần di sản mà B được hưởng nếu còn sống.

Bà E qua đời, không để lại di chúc. Trong số các con của bà, người con F cũng qua đời, để lại 2 người con. Hai người con của F sẽ nhận quyền thừa kế thế vị phần di sản mà F được hưởng.

2. Điều kiện áp dụng

Muốn áp dụng thừa kế thế vị, đương sự cần đảm bảo những điều kiện sau:

Thứ nhất, người thừa kế gốc phải qua đời trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản. Nếu người thừa kế gốc vẫn còn sống sau khi người để lại di sản qua đời, thừa kế thế vị không phát sinh.

Con của người thừa kế gốc phải tồn tại tại thời điểm mở thừa kế. Trẻ em sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế cũng được coi là người thừa kế thế vị hợp pháp.

Về quan hệ huyết thống, người thừa kế thế vị phải là con hợp pháp (con ruột hoặc con nuôi hợp pháp) của người thừa kế gốc.

Như vậy, những đối tượng KHÔNG được hưởng thừa kế thế vị bao gồm: con ngoài giá thú không được cha mẹ công nhận hoặc không có quyết định từ tòa án; người bị truất quyền thừa kế.

3. Phạm vi thừa kế thế vị

Bộ Luật Dân sự hiện hành nêu rõ thừa kế thế vị chỉ áp dụng trong trường hợp thừa kế theo pháp luật và trong phạm vi hàng thừa kế thứ nhất. 

Các hàng thừa kế khác hoặc thừa kế theo di chúc không áp dụng quy định này.

4. Một số vấn đề pháp lý nổi bật về thừa kế thế vị

– Thừa kế thế vị trong trường hợp không để lại di chúc: 

+ Khi người để lại di sản không lập di chúc, di sản sẽ được chia căn cứ quy định pháp luật.

+ Đối trường hợp nêu trên, nếu người thừa kế gốc không còn thì con hợp pháp của họ sẽ được thế vị, đảm bảo quyền lợi thế hệ sau.

– Tranh chấp liên quan đến thừa kế thế vị thường xảy ra khi vướng những tình huống:

+ Đương sự, cơ quan chức năng không thể xác định chính xác người thừa kế gốc đã qua đời trước hay cùng thời điểm với người để lại di sản.

+ Các bên tranh cãi về việc con của người thừa kế gốc có đủ điều kiện hưởng di sản không, nhất là trường hợp con ngoài giá thú hoặc con nuôi.

– Thừa kế thế vị với con chưa thành niên: 

Quyền quản lý và sử dụng phần di sản thuộc về người giám hộ nếu người thừa kế thế vị là trẻ em chưa thành niên.

5. Vướng mắc trong thực tiễn

Quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến thừa kế thế vị gặp không ít tranh cãi cũng như khó khăn trên thực tế, như: 

– Xác định thời điểm mở thừa kế: tranh chấp thường phát sinh khi không thể xác định chính xác thời điểm mở thừa kế và thời điểm người thừa kế gốc qua đời.

– Quan hệ huyết thống: việc chứng minh quan hệ huyết thống giữa người thừa kế thế vị và người thừa kế gốc có thể phức tạp, đặc biệt trong trường hợp con ngoài giá thú hoặc tranh chấp di sản giữa các bên.

– Quản lý di sản cho người thừa kế thế vị chưa thành niên: đôi khi, người giám hộ sử dụng phần di sản không đúng mục đích, dẫn đến mất mát tài sản hoặc tranh chấp tài sản về sau.

6. Hướng dẫn thực hiện quyền thừa kế thế vị

Nhằm đảm bảo quyền lợi trong trường hợp thừa kế thế vị, đương sự cần thực hiện các bước sau:

– Xác định người thừa kế gốc và thời điểm mở thừa kế.

– Chuẩn bị giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nhận nuôi hợp pháp (giấy khai sinh, giấy chứng tử…). 

– Thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan có thẩm quyền. 

Tóm lại, thừa kế thế vị là một quy định bảo vệ quyền lợi thế hệ sau trong gia đình. Tuy nhiên, các bên liên quan cần hiểu rõ quy định pháp luật và thực hiện đầy đủ mọi thủ tục cần thiết nhằm tránh những tranh chấp, rắc rối pháp lý sau này.  

Nếu muốn biết thêm chi tiết hoặc cần tư vấn chi tiết, tiết, bạn đọc có thể liên hệ tổ chức pháp luật uy tín hoặc tham khảo thêm thông tin về tài sản thừa kế, thủ tục khai nhận thừa kế… trên website blogluat.com.

(Blogluat.com)

Exit mobile version