Tiếp tục loạt bài về tội GIẾT NGƯỜI là bài viết phân biệt rõ hành vi GIẾT NGƯỜI với hành vi CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH dẫn đến CHẾT NGƯỜI, quy định trong Bộ Luật Hình sự hiện hành.
Hành vi GIẾT NGƯỜI và hành vi CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH dẫn đến CHẾT NGƯỜI được quy định lần lượt tại Điều 123 và Điều 134, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Hai hành vi phạm tội trên có những điểm khác biệt như sau:
– Mục đích của hành vi phạm tội:
+ GIẾT NGƯỜI: người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng nạn nhân.
+ CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH dẫn đến CHẾT NGƯỜI: người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội.
– Xác định mức độ, cường độ tấn công:
+ GIẾT NGƯỜI: mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây CHẾT NGƯỜI.
+ CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH dẫn đến CHẾT NGƯỜI: mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công nhẹ hơn.
– Vị trí tác động trên cơ thể:
+ GIẾT NGƯỜI: thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thế như vùng đầu, ngực, bụng,…
+ CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH dẫn đến CHẾT NGƯỜI: Thường là những vị trí không gây nguy hiểm CHẾT NGƯỜI như vùng vai, tay, chân, v.v…
– Xác định hung khí, vũ khí sử dụng hoặc các tác nhân khác: việc xác định vũ khí, hung khí tấn công như súng, dao, gậy…cũng là yếu tố quan trọng nhằm phân biệt hai tội này.
– Yếu tố lỗi:
+ GIẾT NGƯỜI: người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.
- Trong trường hợp một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý trực tiếp.
- Trong trường hợp một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý gián tiếp.
+ CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH dẫn đến CHẾT NGƯỜI: người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả CHẾT NGƯỜI xảy ra. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả CHẾT NGƯỜI, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả CHẾT NGƯỜI, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hậu quả CHẾT NGƯỜI xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra.
– Trong trường hợp phạm tội CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH, người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội GIẾT NGƯỜI chưa đạt là người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả CHẾT NGƯỜI không xảy ra là ngoài ý muốn của họ.
-Trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm CHẾT NGƯỜI mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH, nếu hậu quả là CHẾT NGƯỜI thì người phạm tội phạm vào tội GIẾT NGƯỜI.
CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH dẫn đến CHẾT NGƯỜI là gì? CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH dẫn đến CHẾT NGƯỜI là hành vi của người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể, sức khỏe của nạn nhân nhưng gây ra hậu quả CHẾT NGƯỜI. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội. |
(Sưu tầm)
Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết về tội GIẾT NGƯỜI trong những bài viết đã đăng tải trong loạt bài về tội GIẾT NGƯỜI.
Còn tiếp…