KHỦNG BỐ nhằm chống CHÍNH QUYỀN nhân dân là hành vi sử dụng bạo lực hoặc uy hiếp bằng súng, vật liệu nổ, hóa chất, độc hại hoặc các phương tiện khác để gây sợ hãi, đe dọa, làm rối loạn hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội hoặc làm thất thoát tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong mục đích chống CHÍNH QUYỀN nhân dân.
Với hành vi đặc biệt nguy hiểm như trên, pháp luật sẽ có hình phạt thích đáng trừng trị những cá nhân, tổ chức phạm vào tội KHỦNG BỐ nhằm chống CHÍNH QUYỀN nhân dân.
Tử hình là hình phạt cao nhất
Căn cứ quy định tại Điều 113 Bộ luật hình sự 2015 và Khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì người phạm tội KHỦNG BỐ nhằm chống CHÍNH QUYỀN nhân dân sẽ bị xử phạt như sau:
– Người nào nhằm chống CHÍNH QUYỀN nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- Thành lập, tham gia tổ chức KHỦNG BỐ, tổ chức tài trợ KHỦNG BỐ;
- Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử KHỦNG BỐ; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử KHỦNG BỐ;
- Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
– Người chuẩn bị phạm tội KHỦNG BỐ nhằm chống CHÍNH QUYỀN nhân dân, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp KHỦNG BỐ cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo quy định nêu trên.
Phân tích sâu vào từng nội dung trong những quy định nói trên, chúng ta có thể thấy:
KHỦNG BỐ với lỗi cố ý trực tiếp
– Chủ thể của tội KHỦNG BỐ nhằm chống CHÍNH QUYỀN nhân dân: có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và đã thực hiện hành vi phạm tội.
– Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội KHỦNG BỐ nhằm chống CHÍNH QUYỀN nhân dân được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, thấy trước được hậu quả của tội phạm là gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc xâm phạm đến tự do thân thể, uy hiếp tinh thần của người khác và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
Mục đích của người phạm tội là chống CHÍNH QUYỀN nhân dân. Đây là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội KHỦNG BỐ nhằm chống CHÍNH QUYỀN nhân dân và là dấu hiệu để phân biệt tội phạm này với tội KHỦNG BỐ quy định tại Điều 299, Bộ Luật Hình sự năm 2015.
– Động cơ phạm tội có thể là hận thù giai cấp, phản động, cơ hội chính trị. Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
– Tội KHỦNG BỐ nhằm chống CHÍNH QUYỀN nhân dân có thể gây ra hai loại hậu quả:
- Hậu quả trực tiếp: gây chết người, thương tích, tự do thân thể hoặc tinh thần bị xâm hại.
- Hậu quả gián tiếp: thông qua việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, tự do thân thể của cán bộ, công chức hay người khác, người phạm tội có thể làm suy yếu CHÍNH QUYỀN nhân dân. Hậu quả này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Trong Luật Phòng chống KHỦNG BỐ, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. KHỦNG BỐ là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống CHÍNH QUYỀN nhân dân, ép buộc CHÍNH QUYỀN nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng: a) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác; b) Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân; c) Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b, Khoản 1 Điều này; d) Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c, Khoản 1 Điều này; đ) Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này; e) Các hành vi khác được coi là KHỦNG BỐ theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống KHỦNG BỐ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Tài trợ KHỦNG BỐ là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân KHỦNG BỐ. 3. Phòng, chống KHỦNG BỐ bao gồm các hoạt động phòng ngừa KHỦNG BỐ, phòng ngừa tài trợ KHỦNG BỐ, chống KHỦNG BỐ và chống tài trợ KHỦNG BỐ. (Điều 3, Luật Phòng, chống KHỦNG BỐ) |
Giết cán bộ, công chức
– Khách thể của tội phạm:
Tội KHỦNG BỐ nhằm chống CHÍNH QUYỀN nhân dân trực tiếp đe dọa sự vững mạnh của CHÍNH QUYỀN nhân dân, an ninh đối nội, an ninh đối ngoại, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể; đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác nhằm chống CHÍNH QUYỀN nhân dân.
Vì vậy, khách thể của tội KHỦNG BỐ nhằm chống CHÍNH QUYỀN nhân dân là sự vững mạnh của CHÍNH QUYỀN nhân dân, an ninh đối nội, an ninh đối ngoại, tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, tinh thần của con người.
– Mặt khách quan của tội phạm: hành vi thuộc mặt khách quan của tội KHỦNG BỐ nhằm chống CHÍNH QUYỀN nhân dân là một trong những hành vi cụ thể dưới đây:
- Xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác: là hành vi giết người như bắn, chém, đầu độc… Hình thức, phương pháp, công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi giết người tùy thuộc từng trường hợp cụ thể, nhưng thông thường là rất tàn bạo. Đó có thể là đánh bom, mìn, xả súng tại các nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng hoặc đầu độc tập thể…
- Phá hủy, chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Thành lập, tham gia tổ chức KHỦNG BỐ, tổ chức tài trợ KHỦNG BỐ.
- Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử KHỦNG BỐ; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử KHỦNG BỐ.
- Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe: là trường hợp người phạm tội đã bắt, giữ trái phép cán bộ, công chức hoặc người khác làm con tin để khống chế hoặc dung sức mạnh vật chất tác động vào thân thể của những người đó gây tổn hại về sức khỏe của họ như đánh đập, gây thương tích… Người phạm tội có thể dùng sức mạnh về tinh thần như dọa giết người thân nếu chống lại việc bắt, giữ; cũng có thể dùng vũ lực, sức mạnh cưỡng ép người bị hại để thực hiện hành vi bắt, giữ người.
- Đe dọa, xâm phạm tính mạng hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần: là trường hợp người phạm tội dùng lời nói hoặc cử chỉ, thái độ làm cho người bị đe dọa có căn cứ cho rằng nếu họ cứ thực hiện công vụ hoặc nghĩa vụ của công dân thì tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm. Trong khi thực hiện hành vi đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần, người phạm tội lợi dụng tâm lý lo sợ của người bị đe dọa để ép họ thực hiện các yêu cầu khác của mình. Để đánh giá người bị đe dọa ở trạng thái tâm lý thế nào, nhà chức trách căn cứ vào nội dung, hình thức đe dọa cùng thời gian, hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa đó xảy ra; tương quan giữa người phạm tội với người bị đe dọa.
Trường hợp phạm tội Hoạt động lật đổ CHÍNH QUYỀN nhân dân Công dân Việt Nam thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ CHÍNH QUYỀN nhân dân, có bàn bạc với nhau, tìm cách liên hệ với nước ngoài, nhằm được nước ngoài giúp đỡ, nhưng thực tế chưa liên hệ được với nước ngoài, chưa coi là câu kết với nước ngoài, thì bị xử lý về tội Hoạt động nhằm lật đổ CHÍNH QUYỀN nhân dân. (Trích Nghị quyết 04 -HĐTPTANDTC/NQ Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ Luật Hình sự, do Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao ban hành) |
(Tổng hợp)