Bài viết cung cấp kiến thức pháp lý liên quan đến TRANH CHẤP DÂN SỰ theo quy định pháp luật DÂN SỰ hiện hành, như: các loại TRANH CHẤP DÂN SỰ, phương thức giải quyết TRANH CHẤP DÂN SỰ.
1. Tòa án giải quyết những loại TRANH CHẤP DÂN SỰ nào?
Bộ Luật Tố tụng DÂN SỰ 2015 năm 2015 quy định rất rõ về những TRANH CHẤP DÂN SỰ thuộc thẩm quyền tòa án giải quyết tại Điều 26; gồm:
- TRANH CHẤP về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
- TRANH CHẤP về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
- TRANH CHẤP về giao dịch DÂN SỰ, hợp đồng DÂN SỰ.
- TRANH CHẤP về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 30 của Bộ Luật này.
- TRANH CHẤP về thừa kế tài sản.
- TRANH CHẤP về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- TRANH CHẤP về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
- TRANH CHẤP về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước.
- TRANH CHẤP đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; TRANH CHẤP về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
- TRANH CHẤP liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
- TRANH CHẤP liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
- TRANH CHẤP liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án DÂN SỰ.
- TRANH CHẤP về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án DÂN SỰ.
- Các TRANH CHẤP khác về DÂN SỰ, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở đó, cơ quan soạn thảo luật cũng làm rõ các quy định khi giải quyết các các loại TRANH CHẤP DÂN SỰ nêu trên.
– TRANH CHẤP về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản:
Bao gồm TRANH CHẤP các quyền về chiếm hữu, sử dụng định đoạt hoặc TRANH CHẤP về bồi thường thiệt hại với tài sản.
Trường hợp đối tượng của việc TRANH CHẤP là các vật khác nhau của thế giới vật chất nhưng không phải tài sản theo quy định của pháp luật DÂN SỰ thì tòa án không có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
– TRANH CHẤP về giao dịch DÂN SỰ, hợp đồng DÂN SỰ:
Là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ Hợp đồng; liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng.
Ngoài ra, tòa án cũng có thẩm quyền giải quyết các TRANH CHẤP phát sinh từ các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ DÂN SỰ như cầm cố, đặt cọ, ký ước…
– TRANH CHẤP về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 30 của Bộ Luật này:
Đối với tài sản là động sản và bất động sản, các TRANH CHẤP về quyền sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền DÂN SỰ tòa án, bao gồm TRANH CHẤP về: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghệ và quyền đối với quyền đối với giống cây trồng.
TRANH CHẤP về hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng thuộc thẩm quyền của tòa án.
– TRANH CHẤP về thừa kế tài sản:
Tòa án có thẩm quyền giải quyết các TRANH CHẤP về thừa kế, như: yêu cầu tòa án buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản thừa kế.
Ngoài ra, tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác nhận quyền thừa kế hoặc bác bỏ quyền thừa kế.
– TRANH CHẤP về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Là TRANH CHẤP xảy ra mà trước đó người bị thiệt hại và người gây thiệt hại không có quan hệ hợp đồng hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không có liên quan tới hợp đồng giữa các bên.
– TRANH CHẤP liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí:
Tòa án thụ lý giải quyết những TRANH CHẤP về việc không đăng bài cải chính, những tin tức xúc phạm danh dự, nhân phẩm công dân, bồi thường thiệt hại…
– TRANH CHẤP liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án DÂN SỰ:
Tài sản bị cưỡng chế thi hành án có TRANH CHẤP giải quyết theo quy định tại khoản 1, Điều 75 thuộc Luật Thi hành án DÂN SỰ sửa đổi, bổ sung năm 2014.
– TRANH CHẤP về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án DÂN SỰ:
Tòa án giải quyết TRANH CHẤP theo quy định tại Điều 102, Luật Thi hành án DÂN SỰ 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
– Các TRANH CHẤP khác về DÂN SỰ, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật:
+ Trong quyết định về việc giải quyết TRANH CHẤP DÂN SỰ, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, tòa án có thẩm quyền giải quyết phải trình bày đầy đủ nội dung vụ việc TRANH CHẤP, những chứng cứ và những tình tiết đã được chứng minh, những căn cứ pháp luật mà tòa án dựa vào đó để giải quyết các TRANH CHẤP, quyết định về việc giải quyết TRANH CHẤP, mức án phí mà đương sự phải chịu, quyền kháng cáo của đương sự.
+ Ngoài ra, tòa án hay cơ quan, tổ chức khác cũng có thẩm quyền giải quyết đối với một số TRANH CHẤP DÂN SỰ, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
+ Chính quyền địa phương, thủ trưởng cơ quan, tổ chức giải quyết các TRANH CHẤP DÂN SỰ nhỏ xảy ra ở địa phương hoặc cơ quan, tổ chức mình.
+ Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh; hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện; hội đồng hòa giải cơ sở giải quyết một số TRANH CHẤP lao động theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức trọng tài thương mại giải quyết các TRANH CHẤP kinh doanh, thương mại khi được các bên lựa chọn.
Trong quyết định giải quyết các TRANH CHẤP, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải trình bày đầy đủ nội dung vụ việc TRANH CHẤP, những chứng cứ, những tình tiết đã được làm sáng tỏ, những căn cứ pháp luật mà dựa vào đó để giải quyết các TRANH CHẤP, quyết định về việc giải quyết TRANH CHẤP.
TRANH CHẤP là những mâu thuẫn và xung đột phát sinh trong đời sống, giữa các cá nhân, tổ chức trong các quan hệ xã hội. Phạm vi TRANH CHẤP thì rất rộng, có nhiều dạng TRANH CHẤP trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có TRANH CHẤP trong lĩnh vực DÂN SỰ. TRANH CHẤP DÂN SỰ được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, tổ chức trong các quan hệ về nhân thân hoặc tài sản. |
2. Cơ chế giải quyết TRANH CHẤP DÂN SỰ
Pháp luật nước ta công nhận 3 phương án thường dùng để giải quyết TRANH CHẤP DÂN SỰ, lần lượt là: thương lượng, hòa giải và khởi kiện.
Thương lượng:
Thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết TRANH CHẤP. Ờ giai đoạn này, các bên đang TRANH CHẤP chủ động gặp gỡ, bàn bạc, thỏa thuận về quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ mỗi bên.
Quy định pháp luật về giải quyết TRANH CHẤP không có điều khoản bắt buộc các bên phải tiến hành thương lượng. Tất cả đều phụ thuộc vào thiện chí tự nguyện giải quyết TRANH CHẤP của các bên.
Phương thức thương lượng khi giải quyết TRANH CHẤP không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không bị bó buộc bởi các quy định về quy trình tổ chức thương lượng, thành phần tham gia, thời gian và không tốn chi phí, không có sự cưỡng chế thi hành kết quả thương lượng.
Hòa giải:
Hòa giải là việc các bên tiến hành “thương lượng giải quyết TRANH CHẤP” với sự hỗ trợ từ bên trung gian.
Giống như thương lượng, hòa giải cũng là phương thức giải quyết TRANH CHẤP không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, được thực hiện hoàn toàn dựa trên thiện chí của các bên; không bắt buộc cưỡng chế thi hành kết quả hòa giải.
Hòa giải khác thương lượng ở chỗ các bên khi tiến hành hòa giải sẽ thỏa thuận lựa chọn ra một bên trung gian (thường độc lập, có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để giải quyết TRANH CHẤP). Bên trung gian hòa giải có thể đưa ra lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên một cách công tâm, khách quan. Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức, luật sư… Khi hòa giải, ý kiến của người trung gian chỉ mang tính tham khảo.
Phương thức hòa giải khi giải quyết TRANH CHẤP DÂN SỰ có thủ tục nhanh gọn, các bên có quyền định đoạt, không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác, không làm mất uy tín của các bên xảy ra TRANH CHẤP.
Khởi kiện:
Khi thương lượng, hòa giải không đem lại kết quả như ý, các đương sự mới lựa chọn phương thức khởi kiện ra tòa án để giải quyết TRANH CHẤP.
Đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là tòa án nhân dân.
Vì thế, quy trình giải quyết TRANH CHẤP DÂN SỰ phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng về DÂN SỰ. Đồng thời, bản án, quyết định của tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án. .
Khi khởi kiện ra tòa án, các bên phải xác định chính xác ĐỐI TƯỢNG TRANH CHẤP để giúp pháp luật xác định đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc TRANH CHẤP, cũng như giúp quá trình giải quyết TRANH CHẤP diễn ra thuận lợi.
Đa phần những vụ việc TRANH CHẤP DÂN SỰ ở nước ta có tính chất phức tạp với thời gian giải quyết kéo dài, có thể lên đến cả thập kỷ. Do đó, việc tham gia của chuyên gia pháp lý, luật sư vào quá trình giải quyết TRANH CHẤP là hết sức cần thiết, có thể giúp các đương sự thực hiện đúng quy trình giải quyết TRANH CHẤP, thu thập chứng cứ có lợi khi ra tòa…
(Tổng hợp)