Site icon Blogluat.com

Thông tin “hot” xoay quanh vụ loạn luân ở Tịnh thất Bồng Lai

loạn luân

Gần đây, Tịnh thất Bồng Lai (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) trở lại thành đề tài “nóng” khi “Thầy ông nội” Lê Tùng Vân (92 tuổi, ở nơi tự xưng Tịnh thất Bồng Lai,) bị khởi tố về hành vi loạn luân.

Vụ loạn luân ở Tịnh thất Bồng Lai  

Nhiều phương tiện truyền thông đưa tin Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Long An đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Tùng Vân để điều tra về hành vi loạn luân.

Vì lý do sức khỏe, bị can Lê Tùng Vân được tại ngoại trong quá trình điều tra vụ án. 

Năm 2022, sau khi nhận tin báo tố giác tội phạm từ một số tổ chức, cá nhân, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An tiến hành lấy mẫu giám định ADN đối với ông Lê Tùng Vân và 26 cá nhân đang cư ngụ tại Tịnh thất Bồng Lai. Chứng cứ khoa học về di truyền khẳng định ông Lê Tùng Vân loạn luân với con ruột của mình và đã có con với người này.

Trước vụ việc hy hữu này, trên mạng xã hội, nhiều người bắt đầu quan tâm đến tội danh “loạn luân” trong pháp luật hình sự Việt Nam. Nhằm giải đáp thắc mắc của bạn đọc, chúng tôi cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến hành vi loạn luân, như: hành vi cấu thành tội phạm, mức hình phạt…

Tội “Loạn luân” trong pháp luật hình sự

Pháp luật nước ta quy định về tội danh “Loạn luân” tại Điều 184 thuộc Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể, người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Vậy, thế  nào là “cùng dòng máu về trực hệ”?

Khoản 17 thuộc Điều 3, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, giải thích những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống; trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Ngoài ra, khoản 18 thuộc Điều này cũng nêu rõ những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Từ đó, chúng ta có thể kết luận loạn luân là hành vi hai người giao cấu với nhau mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ, hoặc cùng mẹ khác cha.

Đáng lưu ý, không phải tất cả trường hợp quan hệ tình dục cùng huyết thống đều cấu thành tội “Loạn luân”. Bởi vì, tội “Loạn luân” chỉ cấu thành khi các bên tham gia giao cấu tự nguyện và biết rõ mối quan hệ huyết thống của họ. Nói cách khác, nếu một trong hai bên không tình nguyện thực hiện giao cấu thì hành vi quan hệ tình dục đó không cấu thành tội “Loạn luân”. 

Những tình huống đe dọa, cưỡng ép hay bắt buộc quan hệ tình dục thuộc nhóm tội xâm hại tình dục có đặc điểm loạn luân.

Tội “loạn luân” được xác định chỉ khi hành vi giao cấu xuất hiện. Trường hợp khác, gồm: sống chung như vợ chồng, kết hôn mà hai bên không thực hiện giao cấu không bị kết tội “Loạn luân” hay các loại tội xâm hại tình dục có tính chất loạn luân. 

Tội “Loạn luân” không cấu thành nếu người thực hiện hành vi giao cấu không biết đối tác có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. 

Pháp luật hình sự không xem mối quan hệ giữa cha/mẹ kế với con riêng, cha/mẹ với con dâu/con rể là hành vi có dấu hiệu phạm tội “Loạn luân”. 

Không phải mọi trường hợp quan hệ tình dục với người cùng huyết thống đều cấu thành tội “Loạn luân”. Tuy nhiên, điểm quan trọng cần lưu ý khi xác định tội danh “Loạn luân” là khi thực hiện hành vi giao cấu thì hai bên phải tự nguyện. Đồng thời, cả hai đều biết rõ đối phương là người có cùng dòng máu trực hệ với mình, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Thế nào là xâm hại tình dục có tính chất loạn luân?

Như đã nói ở trên, người quan hệ tình dục với người cùng huyết thống nhưng không phạm tội “Loạn luân” trong trường hợp quan hệ không tự nguyện. 

Pháp luật có quy định rõ một số hành vi phạm tội và hình phạt đối với trường hợp quan hệ với người cùng huyết thống không tự nguyện, như sau:

Hiếp dâm có tính chất loạn luân (căn cứ điểm e thuộc khoản 2, Điều 141, Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 23, Điều 1, Luật Sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017): 

+ Người nào dùng vũ lực, đe dọa hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

+ Phạm tội có tính chất loạn luân thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. 

– Hiếp dâm người dưới 16 tuổi có tính chất loạn luân (căn cứ khoản 1 và khoản 2, Điều 142, Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 24, Điều 1, Luật Sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017): 

+ Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

+ Phạm tội có tính chất loạn luân thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. 

– Cưỡng dâm có tính chất loạn luân (căn cứ khoản 1 và khoản 2, Điều 143, Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 25, Điều 1, Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):

+ Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

+ Phạm tội có tính chất loạn luân thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

– Cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi có tính chất loạn luân (căn cứ vào khoản 1 và khoản 2, Điều 144, Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 26, Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017): 

+ Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.

+ Phạm tội có tính chất loạn luân thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. 

(Blogluat.com)

 

Exit mobile version