Chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2023, Nghị định số 46/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh BẢO HIỂM, hướng dẫn khá chi tiết việc thi hành những quy định pháp luật liên quan đến BẢO HIỂM HƯU TRÍ.
Trường hợp được rút trước tiền trong tài khoản BẢO HIỂM HƯU TRÍ
Điển hình, nghị định này liệt kê rõ 4 trường hợp được rút trước tài khoản BẢO HIỂM HƯU TRÍ.
Theo đó, người được BẢO HIỂM được quyền yêu cầu rút trước và doanh nghiệp BẢO HIỂM có trách nhiệm trả một phần hoặc toàn bộ giá trị tài khoản BẢO HIỂM HƯU TRÍ trong trường hợp:
- Người được BẢO HIỂM bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Người được BẢO HIỂM mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật.
- Người được BẢO HIỂM là công dân Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép định cư hợp pháp tại nước ngoài.
- Người được BẢO HIỂM được rút trước tài khoản HƯU TRÍ để thanh toán các khoản vay (trừ các khoản vay tiêu dùng) của cá nhân tại ngân hàng với điều kiện hợp đồng vay phải có hiệu lực ít nhất 24 tháng trước khi được rút tài khoản HƯU TRÍ.
Nghị định số 46/2023/NĐ-CP nhấn mạnh người được BẢO HIỂM HƯU TRÍ không được rút trước hạn tài khoản BẢO HIỂM HƯU TRÍ khi chưa đạt đến độ tuổi nhất định theo thỏa thuận tại hợp đồng BẢO HIỂM HƯU TRÍ, trừ 4 trường hợp kể trên.
Ngoài ra, Nghị định số 46/2023/NĐ-CP giải thích BẢO HIỂM HƯU TRÍ là một trong các loại nghiệp vụ BẢO HIỂM nhân thọ. BẢO HIỂM HƯU TRÍ bao gồm: BẢO HIỂM HƯU TRÍ cho từng cá nhân; BẢO HIỂM HƯU TRÍ cho nhóm người lao động.
Bên mua BẢO HIỂM HƯU TRÍ là chủ sử dụng lao động; người lao động sẽ được nhận toàn bộ quyền lợi của hợp đồng BẢO HIỂM HƯU TRÍ sau một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa các bên và được ghi nhận tại hợp đồng BẢO HIỂM HƯU TRÍ.
Trên cơ sở bên mua BẢO HIỂM HƯU TRÍ đóng phí BẢO HIỂM, người được BẢO HIỂM HƯU TRÍ bắt đầu nhận quyền lợi BẢO HIỂM HƯU TRÍ khi đạt đến tuổi như thỏa thuận tại hợp đồng BẢO HIỂM HƯU TRÍ, nhưng không thấp hơn độ tuổi nghỉ hưu như luật định.
Bên cạnh đó, người tham gia BẢO HIỂM HƯU TRÍ sẽ có tài khoản BẢO HIỂM HƯU TRÍ, là tập hợp các khoản phí BẢO HIỂM đã đóng sau khi trừ đi phí ban đầu. Tài khoản BẢO HIỂM HƯU TRÍ do doanh nghiệp BẢO HIỂM mở, theo dõi và quản lý tách bạch cho từng người được BẢO HIỂM HƯU TRÍ.
Nghị định này bắt buộc doanh nghiệp BẢO HIỂM phải cam kết lãi suất đầu tư tối thiểu của tài khoản BẢO HIỂM HƯU TRÍ tại hợp đồng BẢO HIỂM HƯU TRÍ.
Người tham gia BẢO HIỂM HƯU TRÍ được hưởng quyền lợi gì?
Quyền lợi BẢO HIỂM cơ bản của hợp đồng BẢO HIỂM HƯU TRÍ được pháp luật quy định rõ ràng tại Điều 115, Nghị định số 46/2023/NĐ-CP:
– Doanh nghiệp BẢO HIỂM được chủ động thiết kế sản phẩm BẢO HIỂM HƯU TRÍ nhưng phải bao gồm quyền lợi HƯU TRÍ định kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều này và quyền lợi BẢO HIỂM rủi ro theo quy định tại khoản 3 Điều này.
– Đối với quyền lợi HƯU TRÍ định kỳ, doanh nghiệp BẢO HIỂM phải bảo đảm:
- Quyền lợi HƯU TRÍ được chi trả định kỳ đến khi người được BẢO HIỂM tử vong hoặc tối thiểu 10 năm, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng BẢO HIỂM;
- Doanh nghiệp BẢO HIỂM và bên mua BẢO HIỂM thỏa thuận về mức hưởng quyền lợi HƯU TRÍ mỗi kỳ, số kỳ nhận quyền lợi HƯU TRÍ;
- Tính lãi tích lũy từ phần quyền lợi HƯU TRÍ chưa chi trả cho bên mua BẢO HIỂM, nhưng không thấp hơn lãi suất đầu tư cam kết tối thiểu thỏa thuận tại hợp đồng BẢO HIỂM.
– Đối với quyền lợi BẢO HIỂM rủi ro, doanh nghiệp BẢO HIỂM phải đảm bảo bên mua BẢO HIỂM được hưởng trong thời hạn đóng phí BẢO HIỂM và có thể tiếp tục cung cấp quyền lợi này trong thời gian nhận quyền lợi HƯU TRÍ, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng BẢO HIỂM. Quyền lợi BẢO HIỂM rủi ro bao gồm tối thiểu các quyền lợi sau:
- Quyền lợi trợ cấp mai táng: Khi nhận được yêu cầu thanh toán quyền lợi BẢO HIỂM tử vong, bất kể thuộc phạm vi BẢO HIỂM hay không, doanh nghiệp BẢO HIỂM phải chi trả ngay khoản trợ cấp mai táng cho người thụ hưởng số tiền theo thỏa thuận tại hợp đồng BẢO HIỂM.
- Quyền lợi BẢO HIỂM tử vong và quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn: Khi người được BẢO HIỂM tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi BẢO HIỂM và trong thời hạn quy định, doanh nghiệp BẢO HIỂM chi trả cho người thụ hưởng số tiền BẢO HIỂM theo thỏa thuận tại hợp đồng BẢO HIỂM;
– Bên mua BẢO HIỂM được lựa chọn số tiền BẢO HIỂM khi giao kết hợp đồng BẢO HIỂM và được điều chỉnh số tiền BẢO HIỂM trong thời gian hợp đồng BẢO HIỂM có hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng BẢO HIỂM.
(Xem toàn văn Nghị định số 46/2023/NĐ-CP: TẠI ĐÂY)