Để trở thành tội phạm thì hành vi GIẾT CON mới đẻ phải để lại hậu quả, đó là đứa trẻ bị mẹ ruột giết hại phải tử vong
Dấu hiệu tội phạm
GIẾT CON mới đẻ, vứt bỏ con mới đẻ là trường hợp phạm tội được tách ra từ khoản 4, Điều 101 thuộc Bộ Luật Hình sự năm 1985.
Nếu quy định trường hợp GIẾT CON mới đẻ cũng là tội GIẾT NGƯỜI thì tội GIẾT NGƯỜI quy định tại Điều 123, Bộ Luật Hình sự không thể hiện đầy đủ bản chất của tội phạm này. Bởi lẽ, tòa án vẫn phải kết tội GIẾT NGƯỜI khi xét xử người có hành vi GIẾT CON mới đẻ. Nhưng, hình phạt cao nhất có thể áp dụng chỉ có 2 năm tù giam.
Có thể nói việc pháp luật tách riêng hành vi GIẾT CON mới đẻ thành một tội phạm riêng là hoàn toàn hợp lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn xét xử.
Điều 124, Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, quy định về tội Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ: 1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà GIẾT CON do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. |
Theo Điều 124, Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là trường hợp phạm tội của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà GIẾT CON mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.
Như vậy, ngoài người mẹ của nạn nhân ra thì không ai có thể là chủ thể của tội phạm này. Người mẹ được coi là chủ thể của tội này khi người mẹ vì ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà buộc phải giết hoặc vứt bỏ đứa con do mình mới sinh ra. Nếu người mẹ vì lý do khác mà giết hoặc vứt bỏ con do mình mới đẻ ra thì không thuộc trường hợp phạm tội này.
Trong đó, ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu là ảnh hưởng của tư tưởng cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp với quan niệm về cuộc sống, lối sống hiện tại. Nói cách khác, tư tưởng đó không còn phù hợp với ý thức xã hội đương thời. Ví dụ, dưới chế độ phong kiến, người phụ nữ không có chồng mà có con chắc chắn bị dư luận lên án và chịu sự trừng phạt từ luật lệ hay tập quán, phong tục ở địa phương.
Tuy nhiên, pháp luật hiện tại đã bảo vệ phụ nữ có con ngoài giá thú. Tương tự, đứa trẻ sinh ra chỉ có mẹ vẫn được xã hội, pháp luật bảo vệ và có quyền hưởng mọi quyền lợi như những đứa trẻ khác. Dù vậy, người mẹ vẫn không thoát khỏi lối suy nghĩ lạc hậu nên tự tay giết hoặc vứt bỏ đứa con mình mới đẻ ra.
Trường hợp đứa trẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ dẫn tới bị chết trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là trường hợp sau khi sinh con, người mẹ không có khả năng nuôi con, như: mất sữa lại bị bệnh nặng; hoặc trong hoàn cảnh khách quan ngặt nghèo khác.
Một thắc mắc khác khá phổ biến khi nhắc tới hành vi GIẾT CON, vứt bỏ con mới đẻ, đó là: đứa trẻ sinh ra bao nhiêu ngày thì được gọi là “mới đẻ”?
Trả lời cho câu hỏi trên, thực tiễn xét xử ở nước ta ghi nhận đứa trẻ mới đẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ là đứa trẻ sau khi ra đời dài nhất 7 ngày. Kể từ ngày thứ 8 trở đi, nếu người mẹ GIẾT CON mình thì không được coi là GIẾT CON mới đẻ nữa.
Đáng chú ý, đứa con mới đẻ bị giết hoặc vứt bỏ phải tử vong thì người mẹ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh nói trên.
Nếu người mẹ có hành vi tước đoạt tính mạng đứa trẻ hoặc có hành vi vứt con mới đẻ nhưng đứa trẻ không bị chết thì chưa cấu thành tội phạm.
Tội Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ không có trường hợp phạm tội chưa đạt.
So sánh hành vi GIẾT CON mới đẻ với vứt con mới đẻ
Cả hai hành vi GIẾT CON mới đẻ và vứt con mới đẻ đều là tội phạm thực hiện với lỗi cố ý và chủ thể phạm tội là người mẹ có năng lực trách nhiệm hình sự; và cùng có điều kiện là trong hoàn cảnh ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hay hoàn cảnh khách quan đặc biệt dẫn tới hành vi phạm tội. Người mẹ đủ nhận thức được hành vi phạm tội của mình không chỉ ngược với đạo đức truyền thống mà còn trái pháp luật, xâm hại quyền sống của con ruột.
Để trở thành tội phạm thì cả hai hành vi GIẾT CON mới đẻ, vứt bỏ con mới đẻ phải có chung một hậu quả: đứa trẻ tử vong.
Tuy có cùng một dấu hiệu bắt buộc chung là đứa trẻ bị chết, song tội GIẾT CON mới đẻ và tội vứt con mới đẻ được quy định khung hình phạt khác nhau với điều kiện áp dụng tình tiết, tiêu chí đánh giá, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau. Có thể phân biệt dựa vào các khía cạnh sau:
– Xét về hành vi dẫn tới hậu quả:
- Đối hành vi GIẾT CON mới đẻ: hành vi của người mẹ có thể thực hiện dưới hai hình thức là: hành động – người mẹ trực tiếp tác động vật lý với con thể hiện qua việc đánh đập, bóp cổ, đâm chết… đứa trẻ; và không hành động – thể hiện qua việc người mẹ bỏ mặc con, không chăm sóc, không cung cấp sữa mẹ, chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống đứa trẻ. Ở đây, đối với hành vi thể hiện bằng hành động thì hậu quả dẫn tới cái chết cho đứa con là ngay tức khắc; hoặc liền ngay sau hành động chứ không kéo dài.
- Đối với hành vi vứt bỏ con mới đẻ: không có hành vi tác động vật lý trực tiếp làm đứa trẻ chết ngay mà người mẹ sẽ bỏ mặc con ở một nơi nào đó rồi bỏ đi, trốn tránh. Hành động này gây ra hậu quả đứa trẻ tử vong do không đủ dinh dưỡng hoặc bị điều kiện ngoại cảnh tác động (gió lạnh, nắng nóng, bị các con thú cắn xé…). Hậu quả con mới đẻ chết ở tội này thường diễn ra trong một thời gian khá dài so với hành vi giết.
– Xét về lỗi:
- Lỗi của người mẹ ở tội GIẾT CON mới đẻ là lỗi cố ý trực tiếp bởi vì người mẹ thực hiện hành vi với nhận thức rõ ràng khi thực hiện hành vi đó đứa trẻ sẽ chết và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
- Lỗi của người mẹ ở tội vứt bỏ con mới đẻ là lỗi cố ý gián tiếp bởi người mẹ để con ở một nơi nào đó, tuy người mẹ không mong muốn đứa trẻ chết nhưng biết hậu quả đó có thể xảy ra. Dù vậy, người mẹ vẫn thực hiện hành vứt bỏ dẫn tới hậu quả đứa trẻ chết.
Trường hợp khi vứt bỏ con mới đẻ mà người mẹ mong muốn đứa trẻ chết thì đây là hành vi phạm vào tội GIẾT CON mới đẻ.
(Tổng hợp)
Còn tiếp…