Bài viết cung cấp những thông tin pháp lý quan trọng liên quan đến chứng cứ, lập luận trong quá trình giành quyền nuôi con sau ly hôn; quy định pháp luật mà tòa án áp dụng khi chỉ định người nuôi con; quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con.
Khi nào tòa án chỉ định người có quyền nuôi con sau ly hôn?
Điều 81 thuộc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, như sau:
– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ Luật Dân sự và các luật khác có liên quan.
– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Khi giải quyết vấn vấn đề quyền nuôi con trong vụ án ly hôn, tòa án dựa trên kết quả thỏa thuận tự nguyện giữa hai đương sự.
Do đó, khi ly hôn, hai bên có thể bàn bạc, thống nhất về người trực tiếp nuôi con sau ly hôn cũng như quyền, nghĩa vụ mỗi bên đối với con.
Nếu hai bên không thể tự thỏa thuận thì tòa án sẽ chỉ định người nuôi con sau ly hôn căn cứ vào các điều kiện tốt nhất cho con, quy định pháp luật liên quan đến quyền nuôi con sau ly hôn.
Cách giành quyền nuôi con sau ly hôn
Muốn giành quyền nuôi con sau ly hôn, cha hoặc mẹ phải chứng minh bản thân có điều kiện vật chất, tinh thần hơn bên còn lại, có khả năng giúp con có môi trường phát triển tốt nhất, như: có khả năng chăm sóc, trông nom tốt hơn; có điều kiện kinh tế để con phát triển thể chất và học tập trong môi trường tốt hơn; giúp con có đời sống tinh thần tích cực hơn…
Về điều kiện kinh tế, cha hoặc mẹ cần có chứng cứ thể hiện bản thân có chỗ ở cố định, có tài sản, thu nhập ổn định…
Về điều kiện tinh thần, cha hoặc mẹ cần có bằng chứng, lập luận thuyết phục về việc bản thân có thời gian chăm sóc, chia sẻ, đồng hành cùng con…
Bên cạnh đó, đương sự cũng có thể thể cung cấp cho tòa án chứng cứ chứng minh người còn lại không có đủ điều kiện (vật chất, tinh thần) nuôi dạy con, có hành vi bạo lực, thu nhập bấp bênh… Tóm lại, đó là những tài liệu, chứng cứ bất lợi cho bên còn lại khi giành giành quyền nuôi con.
Người không trực tiếp nuôi con phải làm gì?
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con khi con sống với người còn lại, có nghĩa vụ cấp dưỡng. Người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con mà không ai được phép cản trở.
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn 1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. 2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. 3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Điều 82, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 |
Dù có quyền thăm nom con nhưng người không trực tiếp nuôi con không thể lấy lý do thăm nuôi con nhằm cản trở, gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, giáo dục con.
Một khi tình huống này xảy ra, người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án can thiệp, ra quyết định hạn chế quyền thăm con sau ly hôn.
Tòa án có thẩm quyền hạn chế quyền thăm nom con đối với nhiều trường hợp căn cứ Điều 85 thuộc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, chi tiết:
– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý;
– Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
– Phá tán tài sản của con;
– Có lối sống đồi trụy;
– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Nhằm san sẻ gánh nặng với người trực tiếp nuôi con, pháp luật yêu cầu người còn lại thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn.
Mức cấp dưỡng sẽ do hai bên thỏa thuận dựa trên khả năng tài chính, thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng; cùng nhu cầu chi tiêu (ăn uống, học tập…) của con.
Không hai bên không thể thỏa thuận thì tòa án áp dụng mức cấp dưỡng theo đúng luật định; thông thường dao động từ 15 – 30% mức thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Khi nào cần thay đổi người trực tiếp nuôi con? Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không đảm bảo quyền lợi của con thì người còn lại có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Muốn cơ quan chức năng chấp thuận thay đổi người trực tiếp nuôi nuôi con, phía đưa ra yêu cầu cần chứng minh được rằng người đang trực tiếp nuôi con không đảm bảo quyền lợi của con. |
(Tổng hợp và biên soạn)