Ở bài viết này, chúng tôi cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm hành chính chủ sử dụng lao động, doanh nghiệp cố tình chậm đóng, chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội; cách tính tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động, gồm có: mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội hiện nay vào quỹ hưu trí (HT), quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS), quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) với người lao động chi tiết như sau:
Như vậy, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của công ty hiện nay 32%. Trong đó, người lao động đóng 10,5% trên số tiền lương, công ty đóng 21,5% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Xử phạt doanh nghiệp chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội
Tình trạng chủ sử dụng lao động cố tình chậm đóng, thậm chí chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động vẫn diễn ra ở nước ta.
Vậy, cơ quan chức năng xử lý những doanh nghiệp chậm đóng, chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp dựa trên cơ sở pháp lý nào?
Theo khoản 5 thuộc Điều 39, Nghị định số 12/2022/NĐ-CP (Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng), cơ quan có thẩm quyền có thể phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
– Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
– Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
– Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;
– Chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
Cùng với biện pháp phạt tiền như trên, cơ quan chức năng còn buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trên đây là mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sai phạm sẽ gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm 5 chế độ: ốm đau; thai sản; an toàn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; tử tuất. |
Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo, tìm hiểu thêm nhiều thông tin pháp lý bổ ích liên quan đến vấn đề tranh chấp lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, hợp đồng lao động… tại chuyên mục LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG trên Blogluat.com.
(Blogluat.com)