Từ thông tin bạn đọc cung cấp, chúng tôi đưa ra một số hướng dẫn liên quan đến việc thay đổi, cải chính thông tin trong GIẤY KHAI SINH; quy trình, thủ tục thay đổi thông tin trong GIẤY KHAI SINH; cách làm GIẤY KHAI SINH, thời hạn bản sao GIẤY KHAI SINH.
1. Điều kiện duyệt hồ sơ thay đổi, cải chính thông tin trong GIẤY KHAI SINH
Quê quán của cá nhân sẽ được xác định theo quê quán của cha hay mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ; hoặc theo tập quán và được ghi trong giấy tờ khi đăng ký KHAI SINH.
Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về quê quán của con khi đăng ký KHAI SINH thì quê quán của con được xác định theo tập quán; nhưng phải bảo đảm theo quê quán của cha hoặc mẹ.
Theo khoản 2 thuộc Điều 7, Nghị định 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, cải chính hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Căn cứ quy định pháp luật, việc thay đổi quê quán trong GIẤY KHAI SINH chỉ có thể thực hiện khi có đủ cơ sở xác định có sai sót do lỗi từ công chức làm công tác hộ tịch, từ người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Cơ quan chức năng không có cơ sở giải quyết yêu cầu cải chính thông tin quê quán đối với các thông tin đăng ký đúng quy định pháp luật về hộ tịch (tại thời điểm đăng ký), không có căn cứ chứng minh, xác định rõ sai sót.
2. Phạm vi thay đổi, cải chính thông tin trong GIẤY KHAI SINH
– Thay đổi họ; tên; chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký KHAI SINH và bản chính GIẤY KHAI SINH; nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định tại Bộ Luật Dân sự hiện hành.
– Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký KHAI SINH và bản chính GIẤY KHAI SINH; nhưng có sai sót trong khi đăng ký.
– Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định tại Bộ Luật Dân sự hiện hành.
– Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh; chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
3. Thủ tục thay đổi, cải chính quê quán trong GIẤY KHAI SINH
– Bước 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đấy hoặc nơi cư trú của người từ đủ 14 tuổi trở lên. Hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng ký việc cải chính hộ tịch (theo mẫu);
- Bản chính GIẤY KHAI SINH;
- Giấy tờ làm căn cứ cho việc cải chính quê quán;
- Bản sao CCCD hoặc hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch (để xác định về cá nhân người đó); kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực những giấy tờ này (trường hợp giải quyết trực tiếp). Nếu gửi qua hệ thống bưu chính thì người đi đăng ký hộ tịch nộp bản sao chứng thực CCCD hoặc hộ chiếu.
– Bước 2:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc (kể từ ngày cơ quan chức năng nhận đủ giấy tờ), nếu thấy việc thay đổi hộ tịch là có cơ sở, phù hợp pháp luật dân sự -> công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch; cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi ký vào Sổ hộ tịch -> báo cáo chủ tịch UBND cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu -> công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung cải chính hộ tịch vào GIẤY KHAI SINH.
- Trường hợp cần xác minh thì thời hạn kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc tại cơ quan chức năng.
– Bước 3: Xuất trình giấy biên nhận và nhận kết quả.
4. Nơi làm GIẤY KHAI SINH
– Người có trách nhiệm (cha; mẹ; ông hoặc bà hoặc người thân thích khác; cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ) sẽ làm GIẤY KHAI SINH cho trẻ tại UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ (căn cứ Điều 13, Luật Hộ tịch năm 2014).
Luật Cư trú năm 2020 quy định rằng nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú; nơi tạm trú. Trường hợp không thể xác định nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại.
– Trường hợp làm GIẤY KHAI SINH cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì thực hiện tại UBND cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ (căn cứ khoản 2, Điều 7, Luật Hộ tịch năm 2014).
Đăng ký KHAI SINH cho trẻ có yếu tố nước ngoài thuộc một trong những trường hợp sau:
- Trẻ có cha hoặc mẹ là người nước ngoài; người không quốc tịch.
- Trẻ có cha và mẹ là người nước ngoài; người không quốc tịch nhưng trẻ được sinh ra tại Việt Nam.
6. Thời hạn của bản sao GIẤY KHAI SINH
Luật Công chứng năm 2014 không đề cập rõ đến thời hạn có hiệu lực của văn bản công chứng, chứng thực. Vì thế, cơ quan có thẩm quyền không có lý do để yêu cầu bản sao GIẤY KHAI SINH phải trong thời hạn 6 tháng.
Khác với những loại giấy tờ có thời hạn (Phiếu lý lịch tư pháp, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân) đều có thời hạn 6 tháng thì GIẤY KHAI SINH là loại giấy tờ nhiều năm không thay đổi cũng không có thời hạn sử dụng. Chính vì thế, bản sao GIẤY KHAI SINH là loại giấy tờ không có thời hạn.
Điều 6 thuộc Nghị định 23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; đã nhấn mạnh nguyên tắc khi tiếp nhận bản sao của cơ quan, tổ chức như sau:
- Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
- Trường hợp tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.
Như vậy có nghĩa là, khi đã xuất trình bản sao GIẤY KHAI SINH thì người dân không cần xuất trình thêm bản chính GIẤY KHAI SINH.