Site icon Blogluat.com

Sự khác nhau giữa TỐ GIÁC và TIN BÁO

TỐ GIÁC về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền, quy định tại Điều 144, Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015.

Người bị TỐ GIÁC là người bị người khác chứng kiến, phát hiện hành vi phạm tội và đi TỐ GIÁC với cơ quan có thẩm quyền.

Ví dụ: A phát hiện B móc túi khách du lịch ngoài chợ. Ngay lập tức, A đến cơ quan công an gần nhất trình báo sự việc trên. Việc A báo công an là TỐ GIÁC về tội phạm.

TIN BÁO về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung này cũng được thể hiện tại Điều 144, Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015.

Ví dụ: A phát hiện một thi thể không rõ nhân thân trong một phòng trọ rồi báo với cơ quan công an, đây là TIN BÁO về tội phạm.

Phân biệt TỐ GIÁC với TIN BÁO: 

TỐ GIÁC

TIN BÁO

Chủ thể cung cấp

Hẹp hơn: Cá nhân 

Rộng hơn: Cá nhân, cơ quan, tổ chức

Yếu tố phát hiện hành vi 

Chủ thể phải là người phát hiện, có thể là bị hại hoặc người trực tiếp chứng kiến hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra.

Chủ thể có thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm như được nghe lại, kể lại, có thông tin từ người khác… và báo cho cơ quan có thẩm quyền.

Trình tự tiếp nhận TIN BÁO, TỐ GIÁC:

Tại Thông tư 28/2020/TT-BCA quy định Trình tự, thủ tục tiếp nhận TỐ GIÁC, TIN BÁO về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Bộ Công an hướng dẫn như sau:

– Trường hợp cá nhân trực tiếp đến TỐ GIÁC về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến báo tin về tội phạm thì cán bộ tiếp nhận phải lập biên bản tiếp nhận theo mẫu số 09, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người TỐ GIÁC, báo tin và hướng dẫn họ viết đơn trình báo (có thể ghi âm, ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận khi thấy cần thiết).

– Trường hợp người TỐ GIÁC, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì vẫn phải tiến hành tiếp nhận theo trình tự, thủ tục và ghi rõ lý do từ chối vào biên bản.

– Trường hợp cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến gửi TỐ GIÁC, TIN BÁO về tội phạm, kiến nghị khởi tố bằng văn bản thì cán bộ tiếp nhận phải viết Giấy biên nhận (02 bản) theo mẫu số 196, một bản kèm theo TỐ GIÁC, TIN BÁO về tội phạm, kiến nghị khởi tố, một bản giao cho người gửi TỐ GIÁC, TIN BÁO về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

– Trường hợp tiếp nhận TỐ GIÁC, TIN BÁO về tội phạm qua điện thoại thì cán bộ tiếp nhận phải ghi chép vào sổ tiếp nhận đầy đủ các thông tin sau:

Sau đó cán bộ tiếp nhận viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý.

– Trường hợp tiếp nhận thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh qua phương tiện thông tin đại chúng, qua hòm thư điện tử, báo nói, báo hình:

– Trường hợp tiếp nhận đơn, thư có nội dung liên quan đến tội phạm được gửi qua đường bưu điện, giao liên, thì ngay sau khi tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận phải tiến hành phân loại và báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý hoặc chuyển đến bộ phận, đơn vị có chức năng tiếp nhận, phân loại, xử lý TỐ GIÁC, TIN BÁO về tội phạm, kiến nghị khởi tố để tiến hành phân loại, xử lý theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư 28/2020/TT-BCA.

(Tổng hợp)

 

Exit mobile version