Site icon Blogluat.com

TỘI PHẠM về MA TÚY: những điều quan trọng cần biết

Bài viết giúp bạn đọc hiểu tường tận những vấn đề liên quan đến định nghĩa, dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý các TỘI PHẠM về MA TÚY ở nước ta.

1. Khái niệm TỘI PHẠM về MA TÚY

TỘI PHẠM về MA TÚY là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm chế độ thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các chất MA TÚY và các loại thuốc gây nghiện, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội và tính mạng, sức khỏe con người và sự phát triển bình thường của nòi giống dân tộc.

2. Dấu hiệu pháp lý của các TỘI PHẠM về MA TÚY

a) Khách thể của các TỘI PHẠM về MA TÚY

Khách thể của các TỘI PHẠM về MA TÚY là chế độ thống nhất quản lý các chất MA TÚY của Nhà nước. Chế độ quản lý các chất MA TÚY của Nhà nước là tổng thể các quy định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định liên quan đến vấn đề sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, kê đơn, bán thuốc, giám định, nghiên cứu chất MA TÚY, tiền chất.

Các quy định về chế độ quản lý các chất MA TÚY được thể hiện trong Hiến pháp; Luật Phòng, chống MA TÚY; các Nghị định của Chính phủ quy định về những vấn đề liên quan đến chế độ quản lý các chất MA TÚY, tiền chất quy định của các bộ, ngành (nhất là quy định của Bộ Y tế) liên quan đến chế độ quản lý chất MA TÚY.

– Do đặc tính dược lý của MA TÚY là loại độc dược gây nghiện nên Nhà nước xác lập chế độ thống nhất quản lý. Nhà nước nghiêm cấm việc trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chất MA TÚY; nghiêm cấm các hoạt động sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chiếm đoạt, sử dụng các chất MA TÚY cũng như các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất MA TÚY.

Ngoài việc xâm phạm chế độ thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các chất MA TÚY, các TỘI PHẠM về MA TÚY còn xâm phạm trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người và sự phát triển bình thường của giống nòi dân tộc.

– Đối tượng tác động của TỘI PHẠM là các chất MA TÚY như thuốc phiện, Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11…các tiền chất để sản xuất chất MA TÚY, các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất MA TÚY, người được người khác tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất MA TÚY.

Theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 Quy định các danh mục chất MA TÚY và tiền chất, danh danh mục chất MA TÚY gồm:

Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất MA TÚY hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất MA TÚY thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại MA TÚY gì, hàm lượng, khối lượng chất MA TÚY đúng quy định.

b) Mặt khách quan của các TỘI PHẠM về MA TÚY

Các TỘI PHẠM về MA TÚY bao gồm 5 nhóm hành vi sau:

– Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất MA TÚY;

– Các hành vi sản xuất trái phép chất MA TÚY; tàng trữ trái phép MA TÚY; vận chuyển trái phép chất MA TÚY; mua bán trái phép chất MA TÚY; chiếm đoạt chất MA TÚY; tổ chức sử dụng trái phép chất MA TÚY; chứa chấp việc sử dụng trái phép chất MA TÚY; cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất MA TÚY; lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất MA TÚY;

– Tàng trữ, vận chuyển, mua, bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất MA TÚY;

– Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất MA TÚY;

– Hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất MA TÚY, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

c) Chủ thể của TỘI PHẠM

– Chủ thể của các TỘI PHẠM về MA TÚY là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12, Bộ Luật Hình sự hiện hành:

– Chủ thể của TỘI PHẠM vi phạm quy định về quản lý chất MA TÚY, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259) là người có trách nhiệm trong công tác này.

d) Mặt chủ quan của các TỘI PHẠM về MA TÚY

Đa phần các TỘI PHẠM về MA TÚY đều được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi phạm tội về MA TÚY của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hành vi đó.

Tội Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất MA TÚY (quy định tại Điều 256, Bộ Luật Hình sự) có thể được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý gián tiếp.

Riêng tội vi phạm các quy định về quản lý chất MA TÚY, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (tại Điều 259, Bộ Luật Hình sự) có trường hợp được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý.

đ) Đường lối xử lý đối với các TỘI PHẠM về MA TÚY

Các TỘI PHẠM về MA TÚY được coi là những TỘI PHẠM có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội nên hình phạt được quy định rất nghiêm khắc, 3 tội có mức án tử hình, 7 tội mức án tù chung thân, 2 tội có mức 10 năm; 1 tội có mức án đến 7 năm tù.

Ngoài ra, từng tội danh còn quy định hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (vì động cơ của TỘI PHẠM về MA TÚY là lợi nhuận cao); bị cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

e) Vấn đề cần chú ý khi áp dụng quy định của Bộ Luật Hình sự đối với TỘI PHẠM về MA TÚY

– Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại các điều luật khác nhau, mà các hành vi đó độc lập với nhau, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh độc lập tương ứng.

Ví dụ, một người mua bán trái trái phép Heroin bị bắt, khi khám nhà phát hiện người đó còn có hành vi sản xuất Heroin. Trong trường hợp này, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Mua bán trái phép chất MA TÚY (Điều 251) và tội Sản xuất trái phép chất MA TÚY (Điều 248).

– Đối với các hành vi phạm tội đan xen nối tiếp nhau tàng trữ, vận chuyển, hoặc mua bán: phải xác định, làm rõ động cơ, mục đích của hành vi phạm tội. Nếu tàng trữ hoặc vận chuyển là nhằm mua bán, thì phải xử lý về tội Mua bán trái phép chất MA TÚY.

Chúng tôi tiếp tục đăng tải nhiều thông tin liên quan đến TỘI PHẠM về MA TÚY ở những bài viết tiếp theo.

(Tổng hợp)

 

Exit mobile version