Site icon Blogluat.com

Thủ tục đăng ký khai sinh mới nhất năm 2024

thủ tục

Trong 60 ngày kể từ khi trẻ chào đời, cha, mẹ hay người thân thích của trẻ phải thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ. Người thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh tiến hành theo các bước dưới đây.  

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký khai sinh

– Giấy chứng sinh do bệnh viện, cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp khi trẻ chào đời. 

Nếu trẻ không sinh tại hai địa điểm trên, sự kiện trẻ sinh ra cần có người làm chứng hoặc cam đoan từ cha, mẹ, người thân thích của trẻ về sự kiện trẻ ra đời. 

– Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ ruột đối với trường hợp cha, mẹ của trẻ có kết hôn. 

Đây không phải là giấy tờ bắt buộc, nếu đăng ký khai sinh theo thủ tục mẹ đơn thân thì không cần loại giấy tờ này.

– Giấy xác nhận cư trú của cha hoặc mẹ. 

Nếu cha mẹ ruột đều không còn thì người khai sinh cho trẻ cần đem theo xác nhận cư trú khi làm thủ tục đăng ký khai sinh.

– CCCD hoặc hộ chiếu của cha, mẹ hoặc người đăng ký khai sinh cho trẻ (bản gốc cùng bản sao). 

– Tờ khai theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BTP (Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch).

– Trường hợp khai sinh theo thủ tục con ngoài giá thú: cần có thêm văn bản xác nhận mối quan hệ cha, con của cơ sở y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký khai sinh

Người làm thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ nộp hồ sơ ở cơ quan có thẩm quyền, sao cho phù hợp quy định pháp luật. 

Thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký khai sinh chia thành 4 trường hợp, gồm: 

– Thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và cấp giấy khai sinh đối với những trường hợp bình thường: 

+ UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cha, mẹ trẻ cư trú. 

+ UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai người đối với trường hợp cha và mẹ bé có khác nơi cư trú.

– Thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và cấp giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài: UBND cấp quận, huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ khi cha, mẹ của trẻ là người không quốc tịch, người có quốc tịch nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 

– Thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và cấp giấy khai sinh đối với trẻ bị bỏ rơi:

+ Khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi thì UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm niêm yết thông tin tìm cha mẹ đẻ trong 7 ngày. 

+ Nếu không có thông tin thì tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ sẽ thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ tại địa phương đó.

– Thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và cấp giấy khai sinh đối với trẻ đối với trẻ chưa xác định được cha, mẹ: UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi trẻ đang cư trú. 

Bước 3: Giải quyết hồ sơ đăng ký khai sinh

– Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ đăng ký khai sinh có trách nhiệm cấp giấy tiếp nhận hồ sơ.

– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh lập văn bản yêu cầu, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. 

– Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký khai sinh: 01 ngày làm việc. 

Bước 4: Trả kết quả đăng ký khai sinh

Sau khi khai sinh xong, cán bộ tư pháp hộ tịch chuyển bản chính và hai bản sao giấy khai sinh tới bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã hoặc cấp huyện để tiến hành những thủ tục khác, như: đăng ký cư trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi.

Hiện tại, đăng ký khai sinh không mất phí.

Dù vậy, ở một số địa phương, nếu việc thực hiện đăng ký khai sinh diễn ra không đúng hạn thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thu lệ phí theo quyết định từ UBND cấp tỉnh, TP cùng cấp. 

(Blogluat.com) 

Exit mobile version