Site icon Blogluat.com

Cách thu thập CHỨNG CỨ khi đi TỐ GIÁC hành vi lừa tiền vốn góp

Người muốn TỐ GIÁC tội phạm có thể tham khảo những thông tin dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất suốt quá trình TỐ GIÁC, làm việc với các bên liên quan.

Làm cách nào để TỐ GIÁC?

Nạn nhân trong vụ việc nêu trên hoàn toàn có thể làm đơn TỐ GIÁC hành vi lừa đảo cũng như kiến nghị khởi tố vụ án hình sự đến cơ quan công an nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) cấp quận, huyện, thị xã, viện kiểm sát các cấp; tòa án hoặc các cơ quan khác tại nơi phát hiện tội phạm, xảy ra tội phạm hoặc nơi cư trú của người có hành vi phạm tội.

Hồ sơ TỐ GIÁC tội phạm gồm có:

– Đơn trình báo công an;

– CCCD/Hộ chiếu bị hại (bản sao công chứng);

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh nơi cư trú của bị hại;

– CHỨNG CỨ liên quan để chứng minh (hình ảnh, ghi âm, video… có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội). Các bằng chứng có thể bao gồm:

Điều 144, Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 về TỐ GIÁC và tin báo về tội phạm:

Công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản theo quy định của Luật tố cáo số 03/2011/QH13.

CHỨNG CỨ phải được công nhận

Khi cung cấp CHỨNG CỨ cho cơ quan thực thi pháp luật, nạn nhân vụ việc lừa đảo cần lưu ý: nguồn bằng chứng phải được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định thì mới có giá trị pháp lý, được dùng làm căn cứ giải quyết vụ án hình sự.

Căn cứ Điều 87, Điều 89, Điều 99, Điều 100, Điều 101 và Điều 104, Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015:

– CHỨNG CỨ được thu thập, xác định từ 8 nguồn:

  1. Vật chứng: là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
  2. Lời khai, lời trình bày;
  3. Dữ liệu điện tử: là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử; Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
  4. Kết luận giám định: là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.
  5. Kết luận định giá tài sản: là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu.
  6. Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
  7. Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
  8. Các tài liệu, đồ vật khác: những tình tiết liên quan đến vụ án ghi trong tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là CHỨNG CỨ. Trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm quy định tại Điều 89, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì được coi là vật chứng.

Theo quy định pháp luật nước ta, những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Dấu hiệu tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Phân tích trường hợp trên, người bạn của Nguyễn Hoàng Long đã lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt số vốn góp sau khi hứa hẹn hoàn trả. Không chỉ vậy, anh ta còn đi khỏi nơi cư trú, hiện không rõ tung tích. 

Như vậy, người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo Điều 174, Bộ Luật Hình sự hiện hành, tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có dấu hiệu pháp lý như sau:

(Sưu tầm)

 

Exit mobile version