Site icon Blogluat.com

Thao túng thị trường chứng khoán từ năm 2024, đi tù bao nhiêu năm?

thao túng thị trường

Cơ quan chức năng có thể cáo buộc trách nhiệm hình sự nếu cá nhân, pháp nhân có hành vi thao túng thị trường chứng khoán vi phạm quy định nêu trong Bộ Luật Hình sự hiện hành cùng văn bản pháp luật khác có liên quan.

1. Thế nào là thao túng thị trường chứng khoán? 

Pháp luật giải thích rõ về hành vi thao túng thị trường chứng khoán trong Nghị định 156/2020/NĐ CP (Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán) cùng Luật Chứng khoán2019.

Cụ thể, khoản 2 thuộc Điều 3, Nghị định 156/2020/NĐ-CP, nêu rằng: thao túng thị trường chứng khoán là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 3 thuộc Điều 12, Luật Chứng khoán2019; bao gồm một, một số hoặc tất cả hành vi dưới đây:

– Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

– Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

– Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

– Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

– Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;

– Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

Hiểu thêm về thị trường chứng khoán

Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán.

Thị trường chứng khoán hay còn gọi là thị trường giao dịch chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi cổ phiếu hoặc trái phiếu giữa các nhà đầu tư và thông qua môi giới là công ty chứng khoán. 

Thị trường chứng khoán có thể bao gồm các loại cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc các loại cổ phiếu giao dịch không công khai như chia cổ phần thông qua việc gọi vốn cộng đồng.

Chứng khoán cũng như thị trường chứng khoán hoạt động tuân thủ tất cả nguyên tắc, gồm: 

– Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.

– Công bằng, công khai, minh bạch.

– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

– Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.

Trích Điều 4 và Điều 5, Luật Chứng khoán 2019 

2. Căn cứ xử lý hình sự hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Pháp luật sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi thao túng thị trường chứng khoán dựa vào Điều 211 thuộc Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Theo đó, tội danh thao túng thị trường chứng khoán sẽ cấu thành khi thỏa mãn các điều kiện:

– Tội thao túng thị trường chứng khoán là hành vi của người vi phạm quy định về quản lý thị trường chứng khoán nhằm mục đích thu lợi bất chính.

Khách thể tội phạm: tội thao túng thị trường chứng khoán xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước quản lý thị trường chứng khoán.

– Mặt khách quan của tội phạm: tội thao túng thị trường chứng khoán được thực hiện bằng các hành vi, gồm:

+ Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

+ Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

+ Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

+ Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

+ Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán  đó;

+ Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

Lưu ý, những hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm nếu người vi phạm thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng; hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng.

– Chủ thể tội phạm: là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự, hoặc pháp nhân thương mại thành lập theo quy định pháp luật.

– Mặt chủ quan của tội phạm: tội thao túng thị trường chứng khoán được thực hiện với lỗi cố ý.

3. Hình phạt đối với tội thao túng thị trường chứng khoán

3.1. Cá nhân phạm tội thao túng thị trường chứng khoán

Pháp luật hình sự trừng trị cá nhân phạm tội thao túng thị trường chứng khoán bằng những khung hình phạt sau:

– Khung 1: phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các trường hợp:

+ Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

+ Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

+ Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

+ Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

+ Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;

+ Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

– Khung 2: phạt tiền từ 2 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng; hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Thu lợi bất chính 1,5 tỷ đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3 tỷ đồng trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Về hình thức xử phạt bổ sung, khoản 3 thuộc Điều 211, Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), khẳng định người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 250 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3.2. Pháp nhân phạm tội thao túng thị trường chứng khoán

Nếu phạm tội thao túng thị trường chứng khoán, pháp nhân phải gánh chịu những hình thức xử phạt sau:

– Khung 1: phạt tiền từ 2 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng đối với các trường hợp, gồm:

+ Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

+ Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

+ Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

+ Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

+ Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;

+ Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

– Khung 2: phạt tiền từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng đối với những trường hợp, gồm:

+ Có tổ chức;

+ Thu lợi bất chính 1,5 tỷ đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3 tỷ đồng trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, cơ quan pháp luật áp dụng những hình thức xử phạt bổ sung đối với pháp nhân phạm tội thao túng thị trường chứng khoán:

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79, Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Bạn đọc có thể theo dõi thêm nhiều bài viết khác liên quan đến quy định pháp luật về chứng khoán, thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán… trên website của chúng tôi.

(Blogluat.com)

Exit mobile version