Site icon Blogluat.com

Tạm đình chỉ ngay công việc tiếp viên hàng không, khi nào? 

tạm đình chỉ

Liên quan đến vấn đề tạm đình chỉ ngay công việc, Thông tư 23/2023/TT-BGTVT Quy định về chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không, do Bộ Giao thông Vận tải ban hành, có hướng dẫn chi tiết.

Với khoản 2 thuộc Điều 5 thông tư này, các cơ quan quản lý trực tiếp phải tạm đình chỉ ngay công việc đối với nhân viên hàng không (trong đó có tiếp viên hàng không) trong 8 trường hợp sai phạm.

Nếu vướng vào những sai phạm dưới đây thì nhân viên hàng không (trong đó có tiếp viên hàng không) sẽ bị tạm đình chỉ ngay công việc:

Việc tạm đình chỉ ngay công việc được người sử dụng lao động hoặc người nhận ủy quyền thực hiện bằng lời nói tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

Trong thời hạn 48 giờ, kể từ khi tạm đình chỉ bằng lời nói, người sử dụng lao động hoặc người nhận ủy quyền phải ban hành quyết định tạm đình chỉ công việc đối với nhân viên hàng không (trong đó có tiếp viên hàng không) có sai phạm.

Quyết định tạm đình chỉ công việc phải xác định rõ thời hạn tạm đình chỉ. Thời hạn tạm đình chỉ công việc dựa theo khoản 2 thuộc Điều 128, Bộ Luật Lao động năm 2019 và được tính kể từ thời điểm thực hiện bằng lời nói.

Thông tư 23/2023/TT-BGTVT cũng hướng dẫn về chế độ lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không. Cụ thể, nhân viên hàng không được áp dụng chế độ lao động đặc thù theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về hàng không dân dụng.

Đáng lưu ý, người sử dụng lao động không được bố trí người lao động là nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động hoặc chấp hành xong các hình phạt trong vụ án hình sự vào làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không trong thời hạn 05 năm kể từ khi có quyết định xử lý kỷ luật lao động có hiệu lực đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, đ, e, g khoản 2, Điều 5 thuộc thông tư này; kể từ khi được xóa án tích trong vụ án hình sự.

Theo hướng dẫn từ Bộ Giao thông Vận tải, nhân viên hàng không gồm:

Điều 128. Tạm đình chỉ công việc

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Bộ Luật Lao động năm 2019

(Blogluat.com)

Exit mobile version