CategoriesHợp Đồng Xây DựngPháp Luật

HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG: LIỆU NÊN LÀ CÔNG CỤ PHÂN BỔ RỦI RO?

Theo định nghĩa tại Điều 385 của Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng là “sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. 

Trên thực tế, những cuộc tranh luận trên bàn đàm phán hợp đồng thường xoay quanh hai từ quyền lợi, đặc biệt trong bối cảnh của hợp đồng xây dựng, một dạng thức hợp đồng song vụ, nơi quyền lợi của bên này trở thành nghĩa vụ của bên còn lại và sự đối lập về mặt lợi ích có phần rõ nét hơn cả. Tuy nhiên, khi sự thương lượng sa đà vào câu chuyện “được anh mất tôi” và khi các bên quên đi mục tiêu cuối cùng của hợp đồng xây dựng, những quy định được ghi nhận trong hợp đồng sẽ không còn đóng vai trò đảm bảo cho khả năng hoàn tất của hợp đồng, mà đôi khi còn rơi vào trường hợp không thể thực thi.

Continue reading
CategoriesHợp Đồng Xây DựngFIDICPháp Luật

So sánh quy trình đấu thầu giữa FIDIC và pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Luật Đấu thầu, không phải tất cả các dự án xây dựng đều thuộc phạm vi điều chỉnh bắt buộc của Luật Đấu thầu, và do đó không nhất thiết tuân theo các quy trình và điều kiện được đưa ra trong văn bản quy phạm pháp luật này. Nói một cách vắn tắt, những dự án xây dựng không sử dụng, hoặc chỉ sử dụng nguồn vốn có yếu tố nhà nước dưới 500 tỷ đồng và 30% tổng mức đầu tư, không phải là đối tượng áp dụng bắt buộc của Luật Đấu thầu. Như vậy, đối với các dự án trong khu vực tư nhân, việc lựa chọn áp dụng quy định của Luật Đấu thầu, hoặc một quy trình khác, là thuộc toàn quyền quyết định của chủ đầu tư.

Bài viết này nhằm mục đích so sánh những điểm giống và khác nhau chính yếu trong quy trình đấu thầu gói thầu xây dựng, giữa FIDIC và pháp luật Việt Nam, trên cơ sở điều kiện hợp đồng FIDIC (cùng với hướng dẫn của FIDIC tại ấn bản “FIDIC Procurement Procedures Guide 1st Ed (2011)“) và quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.

Continue reading
CategoriesPháp Luật

Phá sản cá nhân theo pháp luật Hoa Kỳ (Phần 1): Lịch sử và Tổng quan

Như đã nêu trong bài viết trước về tính cấp thiết của cơ chế phá sản cá nhân, thị trường tín dụng Việt Nam, đặc biệt là khu vực tín dụng tiêu dùng, đang trên đà tăng trưởng vượt bậc trong những năm vừa qua. Trong khi đó ở chiều ngược lại, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một cơ chế phù hợp nhằm hỗ trợ cho bên đi vay, trong trường hợp bất khả kháng, rơi vào tình trạng khốn cùng về tài chính.

Để tìm hiểu về pháp luật thế giới liên quan đến phá sản cá nhân, hãy cùng nhìn sang Mỹ, nơi có thể nói là một trong những đối tượng nghiên cứu về pháp luật phá sản cá nhân tốt nhất hiện nay, cả trên góc độ quy phạm pháp luật và thực tiễn áp dụng. Continue reading

Tính năng chống sao chép đang bật. Vui lòng liên hệ người viết nếu có nhu cầu trích dẫn nội dung bài viết. Cảm ơn bạn.