Một vụ việc phá sản cá nhân theo Chương 7 sẽ không bao gồm kế hoạch trả nợ. Thay vào đó, ủy thác viên (trustee) sẽ thu thập và bán tài sản không được miễn trừ của con nợ, và sử dụng số tiền thu được từ những tài sản đó để trả cho chủ nợ theo các quy định của Đạo luật Phá sản. Mặc dù một vụ việc phá sản cá nhân theo Chương 7 thường kết thúc bằng phán quyết miễn trừ, sự miễn trừ phá sản sẽ không phải là tuyệt đối và một số loại nợ nhất định sẽ không được xóa. Hơn nữa, sự miễn trừ do phá sản cũng không làm mất đi quyền thế chấp đối với tài sản. Continue reading
Thẻ: hoa kỳ
Phá sản cá nhân theo pháp luật Hoa Kỳ (Phần 2): Điều kiện và Thủ tục ban đầu
Trong bài viết trước, chúng ta đã biết rằng theo Đạo luật Phá sản Hoa Kỳ hiện hành, một cá nhân có thể lựa chọn một trong hai hình thức phá sản chính là “phá sản thanh lý” theo Chương 7 hoặc “phá sản trả góp” theo Chương 13. Như vậy, trong tình huống thực tế khi một người rơi vào tình trạng vỡ nợ, và buộc phải xem xét đến các phương án khai phá sản, thì họ trước hết cần tìm hiểu điều gì? Continue reading
Phá sản cá nhân theo pháp luật Hoa Kỳ (Phần 1): Lịch sử và Tổng quan
Như đã nêu trong bài viết trước về tính cấp thiết của cơ chế phá sản cá nhân, thị trường tín dụng Việt Nam, đặc biệt là khu vực tín dụng tiêu dùng, đang trên đà tăng trưởng vượt bậc trong những năm vừa qua. Trong khi đó ở chiều ngược lại, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một cơ chế phù hợp nhằm hỗ trợ cho bên đi vay, trong trường hợp bất khả kháng, rơi vào tình trạng khốn cùng về tài chính.
Để tìm hiểu về pháp luật thế giới liên quan đến phá sản cá nhân, hãy cùng nhìn sang Mỹ, nơi có thể nói là một trong những đối tượng nghiên cứu về pháp luật phá sản cá nhân tốt nhất hiện nay, cả trên góc độ quy phạm pháp luật và thực tiễn áp dụng. Continue reading