CategoriesHợp Đồng Xây DựngPháp Luật

HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG: LIỆU NÊN LÀ CÔNG CỤ PHÂN BỔ RỦI RO?

Theo định nghĩa tại Điều 385 của Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng là “sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. 

Trên thực tế, những cuộc tranh luận trên bàn đàm phán hợp đồng thường xoay quanh hai từ quyền lợi, đặc biệt trong bối cảnh của hợp đồng xây dựng, một dạng thức hợp đồng song vụ, nơi quyền lợi của bên này trở thành nghĩa vụ của bên còn lại và sự đối lập về mặt lợi ích có phần rõ nét hơn cả. Tuy nhiên, khi sự thương lượng sa đà vào câu chuyện “được anh mất tôi” và khi các bên quên đi mục tiêu cuối cùng của hợp đồng xây dựng, những quy định được ghi nhận trong hợp đồng sẽ không còn đóng vai trò đảm bảo cho khả năng hoàn tất của hợp đồng, mà đôi khi còn rơi vào trường hợp không thể thực thi.

Continue reading
CategoriesHợp Đồng Xây DựngFIDICPháp Luật

So sánh quy trình đấu thầu giữa FIDIC và pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Luật Đấu thầu, không phải tất cả các dự án xây dựng đều thuộc phạm vi điều chỉnh bắt buộc của Luật Đấu thầu, và do đó không nhất thiết tuân theo các quy trình và điều kiện được đưa ra trong văn bản quy phạm pháp luật này. Nói một cách vắn tắt, những dự án xây dựng không sử dụng, hoặc chỉ sử dụng nguồn vốn có yếu tố nhà nước dưới 500 tỷ đồng và 30% tổng mức đầu tư, không phải là đối tượng áp dụng bắt buộc của Luật Đấu thầu. Như vậy, đối với các dự án trong khu vực tư nhân, việc lựa chọn áp dụng quy định của Luật Đấu thầu, hoặc một quy trình khác, là thuộc toàn quyền quyết định của chủ đầu tư.

Bài viết này nhằm mục đích so sánh những điểm giống và khác nhau chính yếu trong quy trình đấu thầu gói thầu xây dựng, giữa FIDIC và pháp luật Việt Nam, trên cơ sở điều kiện hợp đồng FIDIC (cùng với hướng dẫn của FIDIC tại ấn bản “FIDIC Procurement Procedures Guide 1st Ed (2011)“) và quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.

Continue reading
CategoriesFIDICHợp Đồng Xây Dựng

Hợp Đồng Xây dựng FIDIC: Các Trường Hợp Nhà Thầu Được Gia Hạn Thời Gian Hoàn Thành Công Trình

Một trong các nghĩa vụ cơ bản của nhà thầu trong hợp đồng xây dựng nói chung, hay mẫu hợp đồng FIDIC nói riêng, là việc hoàn thành công trình đúng tiến độ đã cam kết. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan, thời hạn đó có thể không đạt được. Nếu như sự chậm trễ phát sinh do lỗi của nhà thầu, phạt vi phạm có thể được áp dụng. Vậy, theo mẫu hợp đồng xây dựng FIDIC, liệu trong trường hợp nào thì nhà thầu sẽ bị phạt vi phạm, và ngược lại, trong trường hợp nào thì nhà thầu sẽ được gia hạn thời gian (extension of time – EOT) hoàn thành công trình? Continue reading

CategoriesFIDICHợp Đồng Xây Dựng

Vật cản ngầm dưới lòng đất: Ai chịu rủi ro theo hợp đồng xây dựng FIDIC

Trong các dự án xây dựng mới, dù là ở địa điểm chưa từng được khai thác, hay trên khu đất đã phá dỡ công trình cũ, rủi ro gặp phải vật cản ngầm trong quá trình thi công là luôn hiện hữu. Trong trường hợp vật cản ngầm đó nằm ngoài dự liệu của các bên, hoạt động thi công sẽ có khả năng bị đình trệ, nhà thầu phải huy động thêm nguồn lực để xử lý. Và trong trường hợp đó, câu hỏi được đặt ra là, giữa chủ đầu tư và nhà thầu, ai sẽ là bên chịu những phát sinh về mặt thời gian và chi phí như thế. Hãy cùng tìm hiểu xem hợp đồng xây dựng sử dụng mẫu FIDIC quy định về cơ chế chia sẻ các rủi ro này như thế nào. Continue reading

CategoriesFIDICHợp Đồng Xây Dựng

Thiệt Hại Định Trước: Điểm đáng lưu ý khi soạn thảo hợp đồng xây dựng FIDIC

Có thể nói phạt chậm tiến độ là một trong những nội dung xuất hiện ở hầu hết các hợp đồng xây dựng, với mục đích răn đe và chế tài khi nhà thầu chậm trễ, không thể hoàn thành công trình trong thời hạn cam kết. Bên cạnh vấn đề mức trần phạt vi phạm, một điểm khác cần lưu ý khi soạn thảo điều khoản phạt tiến độ trong hợp đồng xây dựng sử dụng mẫu FIDIC chính là khái niệm thiệt hại định trước, điều có thể dẫn đến sự nhầm lẫn, hoặc thậm chí là tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Continue reading

CategoriesFIDICHợp Đồng Xây Dựng

Thông báo: Hành động cần thiết để tránh mất quyền lợi theo Hợp đồng xây dựng FIDIC

Theo định nghĩa đưa ra tại Điều 149.1 của Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu có nghĩa là “thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định”. Nói cách khác, thời hiệu là khoảng thời gian được gán cho một hoặc một số hành động, sự kiện cụ thể, mà khi kết thúc, nếu hành động, sự kiện đó không diễn ra, sẽ dẫn đến hệ quả nào đó, ví dụ như mất quyền khởi kiện. Trong phạm vi hợp đồng xây dựng FIDIC cũng có một số trường hợp tồn tại khái niệm thời hiệu như vậy, và một trong số đó là thông báo khiếu nại (yêu cầu) của các bên. Continue reading

CategoriesFIDICHợp Đồng Xây Dựng

Hợp đồng xây dựng FIDIC: Định nghĩa và giới hạn của Phát sinh

Variation, mà theo bản dịch chính thức của VECAS là “Thay đổi” hoặc theo cách gọi thông dụng là “Phát sinh”, là một trong các vấn đề thường phải đối mặt và giải quyết trong quá trình thực hiện và quản lý một hợp đồng xây dựng. Dù muốn hay không, Phát sinh dường như là điều không thể thiếu trong vòng đời của dự án xây dựng, đôi khi xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, hoặc ngược lại, khách quan. Phát sinh cũng là điều dễ dàng làm bộc lộ mối quan hệ thú vị giữ chủ đầu tư và nhà thầu, cộng tác nhưng hàm chứa mâu thuẫn lợi ích liên tục.

Continue reading

CategoriesFIDICHợp Đồng Xây Dựng

Covid-19: Sự kiện bất khả kháng theo Hợp đồng xây dựng FIDIC

Tính đến thời điểm hiện tại, đại dịch Covid-19 đã trải qua nhiều chu kỳ bùng phát, được kiểm soát, ổn định và tái bùng phát ở Việt Nam, gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, cũng như lĩnh vực xây dựng nói riêng. Mặc dù vậy, các đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 trước đây, nếu không kể đến những tác động mang tính tổng thể đến thị trường như biến động về giá, vẫn chưa cho thấy ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xây dựng như đợt bùng phát dịch bắt đầu từ giữa tháng 05/2021. Continue reading

Tính năng chống sao chép đang bật. Vui lòng liên hệ người viết nếu có nhu cầu trích dẫn nội dung bài viết. Cảm ơn bạn.