Trong bài viết trước, chúng ta đã biết rằng theo Đạo luật Phá sản Hoa Kỳ hiện hành, một cá nhân có thể lựa chọn một trong hai hình thức phá sản chính là “phá sản thanh lý” theo Chương 7 hoặc “phá sản trả góp” theo Chương 13. Như vậy, trong tình huống thực tế khi một người rơi vào tình trạng vỡ nợ, và buộc phải xem xét đến các phương án khai phá sản, thì họ trước hết cần tìm hiểu điều gì?
ĐIỀU KIỆN NỘP ĐƠN PHÁ SẢN CÁ NHÂN
Nhìn chung, một người rơi vào tình trạng vỡ nợ có thể nộp đơn xin phá sản nếu trong vòng 180 ngày trước khi nộp đơn, người này đã được tư vấn tín dụng từ một cơ quan tư vấn tín dụng được chấp thuận và không có đơn yêu cầu phá sản nào bị hủy bỏ vì:
- Họ đã cố tình không xuất hiện trước tòa án hoặc tuân theo lệnh của tòa án, hoặc
- Họ đã tự nguyện rút lại hồ sơ khai phá sản cá nhân.
Hơn nữa, các yêu cầu về tính đủ điều kiện sẽ tùy thuộc vào chương mà người tuyên bố phá sản cá nhân mong muốn áp dụng:
- Nếu một người nộp đơn yêu cầu phá sản theo Chương 7 và thu nhập hàng tháng hiện tại của họ cao hơn mức trung bình của tiểu bang, Đạo luật Phá sản Hoa Kỳ sẽ yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra để xác định xem liệu hành động nộp đơn theo Chương 7 này có bị xem là lạm dụng hay không. Trong trường hợp này, việc nộp đơn theo Chương 7 sẽ bị nhận định là lạm dụng nếu tổng thu nhập hàng tháng hiện tại của con nợ, sau khi trừ đi các khoản chi tiêu hợp pháp cho phép, là nhiều hơn một số tiền nhất định. Con nợ có thể bác bỏ giả định lạm dụng bằng cách trình bày các tình huống đặc biệt để biện minh cho chi phí bổ sung, hoặc sự thay đổi trong thu nhập hàng tháng hiện tại. Nếu người nộp đơn không thể phản bác giả định lạm dụng, hồ sơ khai phá sản cá nhận thường sẽ được chuyển sang Chương 13 (với sự đồng ý của con nợ) hoặc bị bác bỏ.
- Hầu như bất kỳ người nào cũng có thể được xem xét đơn yêu cầu phá sản theo Chương 13, với điều kiện các khoản nợ, không có bảo đảm hoặc có bảo đảm, nhỏ hơn một số tiền nhất định. Giá trị tham chiếu này thường xuyên được điều chỉnh để phản ánh sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng.
THỦ TỤC NỘP ĐƠN PHÁ SẢN CÁ NHÂN BAN ĐẦU
Vụ việc phá sản cá nhân (theo Chương 7 hoặc Chương 13) bắt đầu bằng việc con nợ nộp đơn yêu cầu tòa án phá sản có tại khu vực mà cá nhân đó sinh sống.
Bên cạnh đó, con nợ còn phải nộp cùng đơn một số hồ sơ bao gồm bảng kê tài sản và các khoản nợ, bảng doanh thu và chi phí hiện tại, báo cáo tài chính, những hợp đồng còn nghĩa vụ tồn đọng và hợp đồng thuê chưa hết hạn, hồ sơ tư vấn tín dụng cùng với kế hoạch trả nợ được thực hiện thông qua một tổ chức tư vấn tín dụng. Nói chung, thông tin được tiết lộ trong các tài liệu đó sẽ bao gồm (i) Danh sách tất cả các chủ nợ, số tiền và tính chất của khoản nợ; (ii) Nguồn thu, số tiền và tần suất thu nhập của con nợ; (iii) Danh sách tất cả tài sản của con nợ; và (iv) Danh sách các chi phí hàng tháng của con nợ, ví dụ như tiền ăn, quần áo, chỗ ở, tiện ích, thuế, vận chuyển, thuốc men, v.v
Trong trường hợp đơn yêu cầu phá sản cá nhân được nộp theo Chương 7, một danh mục các tài sản “được miễn trừ” cũng phải được đính kèm trong hồ sơ mà con nợ nộp. Như từng đề cập trong bài viết trước, pháp luật phá sản Mỹ cho phép một con nợ cá nhân khi nộp đơn theo Chương 7 được giữ lại một số tài sản nhất định. Nhiều bang đã sử dụng một điều khoản trong Đạo luật Phá sản cho phép các bang riêng lẻ, thay vì áp dụng quy định miễn trừ của liên bang, áp dụng luật miễn trừ của mình. Ở một số tiểu bang, con nợ có thể quyết định việc áp dụng miễn trừ theo luật liên bang hoặc tiểu bang.
(1) Notwithstanding section 541 of this title, an individual debtor may exempt from property of the estate the property listed in either paragraph (2) or, in the alternative, paragraph (3) of this subsection. In joint cases filed under section 302 of this title and individual cases filed under section 301 or 303 of this title by or against debtors who are husband and wife, and whose estates are ordered to be jointly administered under Rule 1015(b) of the Federal Rules of Bankruptcy Procedure , one debtor may not elect to exempt property listed in paragraph (2) and the other debtor elect to exempt property listed in paragraph (3) of this subsection. If the parties cannot agree on the alternative to be elected, they shall be deemed to elect paragraph (2), where such election is permitted under the law of the jurisdiction where the case is filed.
(2) Property listed in this paragraph is property that is specified under subsection (d), unless the State law that is applicable to the debtor under paragraph (3)(A) specifically does not so authorize.
(3) Property listed in this paragraph is–
(A) subject to subsections (o) and (p), any property that is exempt under Federal law, other than subsection (d) of this section, or State or local law that is applicable on the date of the filing of the petition to the place in which the debtor’s domicile has been located for the 730 days immediately preceding the date of the filing of the petition or if the debtor’s domicile has not been located in a single State for such 730-day period, the place in which the debtor’s domicile was located for 180 days immediately preceding the 730-day period or for a longer portion of such 180-day period than in any other place;
(B) any interest in property in which the debtor had, immediately before the commencement of the case, an interest as a tenant by the entirety or joint tenant to the extent that such interest as a tenant by the entirety or joint tenant is exempt from process under applicable nonbankruptcy law; and
(C) retirement funds to the extent that those funds are in a fund or account that is exempt from taxation under section 401 , 403 , 408 , 408A , 414 , 457 , or 501(a) of the Internal Revenue Code of 1986 .
If the effect of the domiciliary requirement under subparagraph (A) is to render the debtor ineligible for any exemption, the debtor may elect to exempt property that is specified under subsection (d).
Một khi đơn yêu cầu phá sản cá nhân được nộp cho Tòa án, hầu hết các hành động đòi nợ đối với con nợ hoặc tài sản của con nợ sẽ phải bặt buộc đình chỉ. Sự đình chỉ này mặc nhiên có hiệu lực như một phần quy định của pháp luật mà không yêu cầu Tòa án phải có hành động tư pháp riêng rẽ. Về nguyên tắc, các chủ nợ sẽ không thể bắt đầu hoặc tiếp tục các thủ tục pháp lý, cấn trừ lương hoặc thậm chí thực hiện các cuộc điện thoại đòi nợ miễn là sự đình chỉ này vẫn còn hiệu lực.
(Còn tiếp)