Site icon Blogluat.com

TỘI PHẠM và phân loại TỘI PHẠM ở Việt Nam

Bài viết này tổng hợp khái niệm tội phạm, hình phạt và cách phân loại tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam.

Điều 9, Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định rõ: căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, TỘI PHẠM được phân thành 04 loại, gồm:

Đồng thời, pháp luật hình sự còn đề cập đến TỘI PHẠM do pháp nhân thương mại thực hiện. TỘI PHẠM này được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1, Điều 9, Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và quy định tương ứng đối với các TỘI PHẠM tại Điều 76 của Bộ luật này.

Về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, Điều 75 thuộc Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, đã quy định chi tiết.

Theo đó, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện:

Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.

Điều 27: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a) 05 năm đối với TỘI PHẠM ít nghiêm trọng;

b) 10 năm đối với TỘI PHẠM nghiêm trọng;

c) 15 năm đối với TỘI PHẠM rất nghiêm trọng;

d) 20 năm đối với TỘI PHẠM đặc biệt nghiêm trọng.

3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày TỘI PHẠM được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Về khái niệm TỘI PHẠM, Điều 8 thuộc Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 nêu rõ: TỘI PHẠM là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Ngoài ra, những hành vi tuy có dấu hiệu của TỘI PHẠM nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là TỘI PHẠM và được xử lý bằng các biện pháp khác.

(Tổng hợp)

Exit mobile version