Site icon Blogluat.com

Những điều ít ai biết về HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ

Nguồn: INTERNET

Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp một số thông tin các nhà đầu tư cần tham khảo, nắm vững trước khi quyết định ký kết HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ.

Lý do người mua sản phẩm SỞ HỮU KỲ NGHỈ dễ bị “thao túng tâm lý”

Vừa qua, Bộ Công an đã khuyến cáo người dân cần hết sức thận trọng trước khi quyết định ký kết HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ du lịch.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, mô hình mua bán SỞ HỮU KỲ NGHỈ du lịch (Timeshare) gần đây được triển khai tương đối phổ biến tại nước ta.

Quá trình hoạt động, một số công ty đưa ra nhiều chiêu thức mời chào khách hàng, lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết, nhắm vào tâm lý thích nhận quà tặng của người dân để lừa đảo, trục lợi.

Mô hình SỞ HỮU KỲ NGHỈ du lịch là mô hình du lịch cung cấp dịch vụ mua trước quyền nghỉ dưỡng tại một hoặc một số khách sạn, resort… trong khoảng thời gian nhất định (thường là 07 ngày/1 năm) theo mùa, liên tục trong nhiều năm liền, tùy vào thỏa thuận ký kết HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ du lịch giữa các bên.

Hoạt động mua bán SỞ HỮU KỲ NGHỈ du lịch ngày càng thu hút mối quan tâm từ dư luận, nhiều nhà đầu tư.

Không ít tổ chức, doanh nghiệp không ngần ngại giới thiệu mô hình SỞ HỮU KỲ NGHỈ du lịch là giải pháp kích cầu du lịch với nhiều ưu điểm vượt trội so với du lịch thông thường, như: chi phí tiết kiệm hơn, chỉ vài trăm nghìn đồng/đêm để nghỉ dưỡng tại khách sạn cao cấp bất kỳ thuộc hệ thống bất động sản doanh nghiệp, tiết kiệm 70% so với việc mua kỳ nghỉ thông thường; tiện ích miễn phí; khách hàng toàn quyền sử dụng và quyết định đối với gói lưu trú mình đang sở hữu, kể cả quyền trao đổi, mua bán, cho thuê…

Nhiều nhà đầu tư đã hiểu rằng SỞ HỮU KỲ NGHỈ du lịch là một hình thức đầu tư sinh lợi nhuận.

Không chỉ thế, doanh nghiệp, chủ đầu tư cũng như tư vấn viên bán sản phẩm dịch vụ còn chủ động liên hệ với khách hàng với những lời mời chào hấp dẫn, đưa ra chính sách ưu đãi, chiết khấu hấp dẫn… để lôi kéo người dân tham gia ký HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ du lịch. Ngay khi tư vấn thành công, họ đưa HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ du lịch” cho khách hàng ký trong khoảng thời gian nhanh chóng. Trong khi, HỢP ĐỒNG sở hữu ký nghỉ du lịch với số lượng lớn trang giấy A4, nhiều nội dung trong HỢP ĐỒNG không rõ ràng, “cài” nhiều điều, khoản bảo vệ lợi ích bên cung cấp dịch vụ

Nhiều người không đọc kỹ mọi điều khoản trong HỢP ĐỒNG sở hữu ký nghỉ du lịch mà đã vội vàng ký tên.

Thời gian qua, cơ quan công an nhận được nhiều đơn thư khiếu nại, tố giác một số công ty kinh doanh sản phẩm SỞ HỮU KỲ NGHỈ du lịch về tình trạng người tham gia HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ du lịch không được hưởng đúng quyền lợi như bên cung cấp dịch vụ từng cam kết; không những không thể bán lại HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ du lịch mà khách hàng còn không thể đòi lại khoản tiền đã bỏ ra khi mua dịch vụ SỞ HỮU KỲ NGHỈ.

Vô số vụ việc “lùm xùm” xung quanh HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ xảy ra gần đây cho thấy đa phần cá nhân, hộ gia đình bỏ khoản tiền lớn mua dịch vụ SỞ HỮU KỲ NGHỈ nhưng lại mù mờ thông tin, quy định pháp luật liên quan đến loại hình kinh doanh SỞ HỮU KỲ NGHỈ này.

SỞ HỮU KỲ NGHỈ không phải là sở hữu bất động sản

HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ là gì? Pháp luật nước ta có công nhận HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ và bảo vệ quyền lợi người mua dịch vụ SỞ HỮU KỲ NGHỈ hay không?

Về bản chất, HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ không phải là HỢP ĐỒNG chuyển nhượng liên quan đến bất động sản mà là HỢP ĐỒNG dịch vụ trong lĩnh vực du lịch.

Thực ra, HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ chỉ là HỢP ĐỒNG đặt cọc; bởi vì, SỞ HỮU KỲ NGHỈ không đồng nghĩa với quyền sở hữu bất động sản.

Muốn cung cấp loại hình SỞ HỮU KỲ NGHỈ này thì bên bán loại hình SỞ HỮU KỲ NGHỈ có thể sở hữu (có sẵn, hình thành trong tương lai) hoặc không sở hữu dự án/khách sạn/khu nghỉ dưỡng…

Ngay cả khi bên bán có dự án/ khách sạn/khu nghỉ dưỡng… thì quyền SỞ HỮU KỲ NGHỈ của bên mua cũng không đồng nghĩa với quyền sở hữu bất động sản. Trong trường hợp này, HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ là HỢP ĐỒNG dịch vụ chứ không phải là HỢP ĐỒNG mua bán bất động sản.

Có thể hiểu rằng bên bán trong HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ chỉ là bên kinh doanh dịch vụ du lịch SỞ HỮU KỲ NGHỈ, cụ thể là dịch vụ lưu trú. Bên mua trong HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ chỉ là người đặt cọc tiền hoặc thanh toán tiền để đặt phòng trước. Đối với những đơn vị chào bán sản phẩm dịch vụ SỞ HỮU KỲ NGHỈ nhưng không sở hữu dự án/ khách sạn/khu nghỉ dưỡng thì họ là nhà phân phối, bán sản phẩm lưu trú trên cơ sở HỢP ĐỒNG sử dụng các khách sạn hay hệ thống khách sạn của đối tác.

Đối với trường hợp bên bán dịch vụ SỞ HỮU KỲ NGHỈ thực sự đầu tư xây dựng dự án để cung cấp dịch vụ SỞ HỮU KỲ NGHỈ thì việc đi nghỉ dưỡng, du lịch trên thực tế chỉ diễn ra khi bên bán dịch vụ SỞ HỮU KỲ NGHỈ hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động chính thức.

Đối với trường hợp bên bán sản phẩm SỞ HỮU KỲ NGHỈ không có dự án/khách sạn… thì việc cung cấp sản phẩm SỞ HỮU KỲ NGHỈ phụ thuộc vào HỢP ĐỒNG sử dụng các khách sạn hay hệ thống khách sạn của bên thứ ba do bên bán ký kết, hợp tác. Điều này đồng nghĩa với tình trạng việc thực hiện HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ trong tương lai có thể bị đứt gãy nếu bên phân phối sản phẩm SỞ HỮU KỲ NGHỈ gặp trục trặc từ phía đối tác, bên phân phối sản phẩm SỞ HỮU KỲ NGHỈ có thể rút lui, biến mất.

Chưa kể, hầu hết HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ đều là HỢP ĐỒNG dài hạn và khách hàng đều phải trả trước một khoản tiền lớn, lên đến hàng tỷ đồng.

Đối với khách hàng đầu tư vào mô hình SỞ HỮU KỲ NGHỈ để bán lại hưởng lợi nhuận, việc chuyển nhượng thành công kỳ nghỉ cho người khác phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường cùng các điều khoản liên quan đến chuyển nhượng trong HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ.

Nhiều khách hàng sau khi mua dịch vụ SỞ HỮU KỲ NGHỈ không thể bán lại vì không có người mua, chi phí chuyển nhượng quá cao.

Đó là những rủi ro dễ xảy ra, gây bất lợi cũng như khiến người mua sản phẩm SỞ HỮU KỲ NGHỈ có nguy cơ mất hết khoản tiền đã chi trả theo HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ đã ký kết.

Nghe chào mời ký HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ, phải làm gì?

Nhằm tránh những rủi ro, thiệt hại không đáng có, người tiêu dùng trước khi quyết định ký kết HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ cần lưu ý những vấn đề sau:

– Tham gia sự kiện giới thiệu sản phẩm SỞ HỮU KỲ NGHỈ, người dân cần tìm hiểu trước thông tin về loại hình SỞ HỮU KỲ NGHỈ cũng như bên cung cấp sản phẩm SỞ HỮU KỲ NGHỈ thông qua phương tiện truyền thông, bạn bè, người thân. Người dân phải xác định trước những vấn đề cần quan tâm về lợi ích và rủi ro để chủ động yêu cầu được giải đáp thêm tại sự kiện, tránh tiếp nhận thông tin một chiều do bên cung cấp sản phẩm SỞ HỮU KỲ NGHỈ tung ra.

– Cần tỉnh táo trước mọi lợi ích hấp dẫn do bên cung cấp sản phẩm SỞ HỮU KỲ NGHỈ chào mời.

– Người dân tuyệt đối không đặt cọc hoặc ký tên vào bất kỳ tài liệu nào do những người chào bán sản phẩm SỞ HỮU KỲ NGHỈ đưa ra. Thay vào đó, người dân hãy yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ bộ HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ rồi nghiên cứu kỹ; hỏi ý kiến luật sư, người hoạt động trong những lĩnh vực liên quan (pháp lý, đất đai, bất động sản, du lịch…) để được giải thích kỹ lưỡng mọi điều khoản trong HỢP ĐỒNG SỞ HỮU KỲ NGHỈ.

Tương tự, Bộ Công an có khuyến cáo nhiều giải pháp giúp người dân nâng cao cảnh giác với hoạt động kinh doanh dịch vụ SỞ HỮU KỲ NGHỈ:

– Tìm hiểu kỹ về tư cách pháp lý và khả năng cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp trước khi mua gói dịch vụ SỞ HỮU KỲ NGHỈ du lịch.

– Nghiên cứu kỹ HỢP ĐỒNG trước khi ký kết, đặc biệt chú ý đến các điều khoản liên quan đến quyền lợi của khách hàng, trách nhiệm doanh nghiệp, giá trị HỢP ĐỒNG và tất cả loại chi phí liên quan; điều khoản chấm dứt HỢP ĐỒNG, xử lý vi phạm.

– Kịp thời phản ánh, tố giác hành vi lợi dụng hoạt động SỞ HỮU KỲ NGHỈ du lịch để lừa đảo, thu lợi bất chính.

(Tổng hợp)

 

Exit mobile version