Site icon Blogluat.com

Người CHỨA MẠI DÂM bị phạt ra sao?

Điều 327 thuộc Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, quy định về tội CHỨA MẠI DÂM như sau:

1. Người nào CHỨA MẠI DÂM, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Cưỡng bức mại dâm;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) CHỨA MẠI DÂM 04 người trở lên;

đ) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;

e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Đối với 02 người trở lên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Cưỡng bức mại dâm dẫn đến người đó chết hoặc tự sát.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

1. Dấu hiệu pháp lý tội CHỨA MẠI DÂM

Về khách thể tội phạm: 

– CHỨA MẠI DÂM là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.

– Tội CHỨA MẠI DÂM là tội xâm phạm đến đạo đức, thuần phong, mỹ tục, đến đời sống văn hoá, trật tự trị an xã hội.

Như vậy, khách thể tội phạm CHỨA MẠI DÂM là truyền thống văn hóa, đạo đức, lối sống lành mạnh của dân tộc và trật tự công cộng.

Về mặt khách quan tội phạm: 

– Gồm một hành vi duy nhất là hành vi CHỨA MẠI DÂM.

– Hành vi CHỨA MẠI DÂM được thực hiện với nhiều thủ đoạn khác nhau như: sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn.

Về chủ thể của tội phạm:

– Là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Trong đó, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Về mặt chủ quan của tội phạm: 

– Người phạm tội CHỨA MẠI DÂM thực hiện hành vi do cố ý. Nghĩa là, người phạm tội CHỨA MẠI DÂM biết rõ việc sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện là để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm.

– Nếu vì một lý do nào đó mà người có hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện nhưng không biết người thuê, người mượn thực hiện việc mua dâm, bán dâm thì không phạm tội CHỨA MẠI DÂM.

– Động cơ của người phạm tội CHỨA MẠI DÂM chủ yếu là do tư lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác.

– Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội phạm. Tuy nhiên, việc xác định động cơ của người phạm tội CHỨA MẠI DÂM cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội CHỨA MẠI DÂM; động cơ càng xấu mức hình phạt sẽ càng nặng và ngược lại.

2. Hình phạt của tội CHỨA MẠI DÂM

Tội CHỨA MẠI DÂM chỉ cần có hành vi với 1 người trở lên đã có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định hiện nay thì mức án cao nhất có thể áp dụng đối với tội CHỨA MẠI DÂM là tù chung thân.

Tội CHỨA MẠI DÂM quy định tại Điều 327, Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với 4 khung hình phạt:

– Khung 1:

Người nào CHỨA MẠI DÂM, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Khung 2:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

– Khung 3:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

– Khung 4:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

– Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội CHỨA MẠI DÂM còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

3. Các tình tiết định khung hình phạt đối với tội CHỨA MẠI DÂM

– Tình tiết “Có tổ chức”:

Theo khoản 2, Điều 17, Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

– Tình tiết “Có tính chất chuyên nghiệp”:

Chỉ áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

Khi áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, cần phân biệt:

(Trích từ Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật Hình sự)

– Tình tiết “Cưỡng bức MẠI DÂM”:

Có thể hiểu là trường hợp ép buộc người khác phải bán dâm trái với ý muốn của họ.

Nếu người nào CHỨA MẠI DÂM mà có hành vi cưỡng bức MẠI DÂM có thể bị phạt từ từ 05 năm đến 10 năm; trường hợp cưỡng bức MẠI DÂM dẫn đến người đó chết hoặc tự sát thì bị phạt từ từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

– Tình tiết “Tái phạm nguy hiểm”:

Những trường hợp được coi là tái phạm nguy hiểm được quy định tại khoản 2 thuộc Điều 53, Bộ Luật Hình sự hiện hành:

4. Mức phạt hành chính đối với hành vi CHỨA MẠI DÂM

Ngoài truy cứu trách nhiệm hình sự bằng những hình phạt nghiêm khắc như trên, pháp luật cũng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi CHỨA MẠI DÂM.

Cá nhân, tổ chức lợi dụng địa điểm kinh doanh, dịch vụ để làm nơi CHỨA MẠI DÂM nhưng không đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt như sau:

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm, khiêu dâm, kích dục ở cơ sở do mình quản lý.

– Hình thức xử phạt bổ sung:

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định.

(Trích từ Điều 27, Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình)

Hiểu gì về MẠI DÂM?

Khái niệm MẠI DÂM được ghi nhận trong văn kiện pháp lý đầu tiên tại Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm số 10/2003/Pl-UBTVQH11, ban hành ngày 17/03/2002.

Theo đó, MẠI DÂM là hành vi mua dâm, bán dâm. Trong đó, mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu; bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. 

Có thể nhận diện MẠI DÂM qua hai đặc điểm:

– Có hành vi giao cấu, hành vi giao cấu đó phát sinh trên cơ sở có sự trao đổi (trả hoặc hứa trả) về tiền hoặc lợi ích vật chất khác;

– Mại dâm phải là hành động trao đổi tình dục ngoài hôn nhân.

Các loại tội phạm về MẠI DÂM được quy định tại Chương XXI, Mục 4, Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, gồm ba tội: CHỨA MẠI DÂM (Điều 327), Môi giới MẠI DÂM (Điều 328), Mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329).

(Tổng hợp)

Exit mobile version