Loạt bài về tội GIẾT NGƯỜI tiếp tục cung cấp những thông tin pháp luật hữu ích về tình huống GIẾT NGƯỜI trong trạng thái tinh thần kích động mạnh, GIẾT NGƯỜI do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
GIẾT NGƯỜI do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
Tội GIẾT NGƯỜI do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội được quy định tại Điều 126, Bộ Luật Hình sự 2015, cụ thể:
– Người nào GIẾT NGƯỜI trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
GIẾT NGƯỜI trong trạng thái tinh thần kích động mạnh:
Theo Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015, tội GIẾT NGƯỜI trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định như sau:
– Người nào GIẾT NGƯỜI trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, người phạm tội GIẾT NGƯỜI trong trạng thái tinh thần kích động mạnh và phải xuất phát từ nguyên nhân do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì vẫn bị phạt tù. Mức phạt cao nhất lên đến 07 năm tù giam.
Vậy, thế nào là trạng thái tinh thần bị kích động mạnh?
Thắc mắc trên được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao giải đáp trong Nghị quyết số 04/HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986. Theo hướng dẫn tại nghị quyết này, để có thể xác định tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay không cũng như để phân biệt giữa “kích động” với “kích động mạnh”, cơ quan pháp luật cần xem xét một cách khác quan, toàn diện các mặt: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm, diễn biến, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của sự việc; mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội; trình độ văn hóa, chính trị, tính tình, cá tính của mỗi bên…
Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình.
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. 3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt. (Điều 51, Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017) |
(Tổng hợp)
Còn tiếp…