Site icon Blogluat.com

Hot: Có thể VAY VỐN từ tổ chức TÍN DỤNG này để trả nợ cho tổ chức TÍN DỤNG khác?

Thông tư 06/2023/TT-NHNN (Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức TÍN DỤNG, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng) chính thức có hiệu lực từ 1/9/2023.

Ở thông tư này, Ngân hàng Nhà nước đã sửa đổi quy định liên quan đến đến nhu cầu VAY VỐN để trả nợ khoản vay ngân hàng khác. Cụ thể, khoản 2, Điều 1, Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Điều 8, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định tổ chức TÍN DỤNG không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:

1. Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.

2. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm.

3. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.

4. Để mua vàng miếng.

5. Để trả nợ khoản cấp TÍN DỤNG tại chính tổ chức TÍN DỤNG cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

6. Để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), khoản cấp TÍN DỤNG tại tổ chức TÍN DỤNG khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

7. Để gửi tiền.

8. Để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.

9. Để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức TÍN DỤNG quyết định cho vay.

10. Để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

So sánh với Điều 8, Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì Thông tư 06/2023/TT-NHNN có bổ sung 4 trường hợp không được cho VAY VỐN tại các tổ chức TÍN DỤNG, gồm:

– Vay để gửi tiền.

– Vay để thanh toán tiền mua, góp vốn, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; mua, góp vốn, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.

– Vay để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng hợp tác đầu tư, góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện các dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm quyết định cho vay.

– Vay để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng được đủ các điều kiện sau:

+ Khách hàng đã ứng vốn để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án kinh doanh phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm quyết định cho vay;

+ Các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm thực hiện dự án kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức TÍN DỤNG theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức TÍN DỤNG để được xem xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án kinh doanh đó.

Căn cứ những nội dung nêu trên, từ ngày 1/9/2023, các tổ chức TÍN DỤNG được xem xét, quyết định cho khách hàng VAY VỐN để trả nợ khoản vay tại tổ chức TÍN DỤNG khác với mục đích vay phục vụ nhu cầu đời sống; thay vì chỉ được vay phục vụ sản xuất kinh doanh như quy định trước.

Không cần đến ngân hàng vẫn ký được hợp đồng

Một nội dung khác rất đáng chú ý trong Thông tư 06/2023/TT-NHNN là quy định về hoạt động cho vay bằng phương thức điện tử.

Từ 1/9/2023, ngân hàng được quyền giao kết thỏa thuận cho vay dưới hình thức hợp đồng điện tử.

Khoản 11, Điều 1 thuộc thông tư này nêu rõ: Tổ chức TÍN DỤNG được thực hiện cho vay bằng phương tiện điện tử nhưng phải đảm bảo phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức TÍN DỤNG, đặc điểm của khoản vay, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin… Đồng thời, tổ chức TÍN DỤNG tự quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ phục vụ hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử, tự chịu rủi ro phát sinh và phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu theo quy định. Việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng vay cũng có thể được thực hiện thông qua phương thức điện tử.

Về giải ngân vốn vay, trường hợp khách hàng là cá nhân VAY VỐN để mua nhà, mua xe… và được nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử, tổ chức TÍN DỤNG được xem xét, quyết định việc giải ngân vốn vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng để khách hàng thanh toán, chi trả cho bên bán.

Với quy định nêu trên, quá trình giao dịch cho vay sẽ được rút ngắn quy trình, thủ tục; tiện lợi nhất là khách hàng vay tiền không cần đến trực tiếp ngân hàng để ký hợp đồng VAY VỐN.

Cho phép trả nợ bằng đồng tiền khác đồng tiền cho vay

Thông tư 06/2023/TT-NHNN cũng bổ sung trường hợp tổ chức TÍN DỤNG và khách hàng được thỏa thuận trả nợ bằng đồng tiền khác phù hợp với quy định pháp luật liên quan.

(Tổng hợp)

Exit mobile version