Site icon Blogluat.com

Hình phạt trừng trị những kẻ BẮT CÓC TRẺ EM để tống tiền

Khởi tố tội BẮT CÓC nhằm chiếm đoạt tài sản 

Theo các phương tiện truyền thông, tối 14/8, Công an TP Hà Nội tiếp nhận đơn trình báo của chị Đ.T.H (35 tuổi, trú phường Việt Hưng, TP Hà Nội) về việc gia đình chị có nhận một cuộc điện thoại báo con trai chị (7 tuổi) đã bị BẮT CÓC.

Kẻ BẮT CÓC TRẺ EM yêu cầu gia đình chị H nộp 15 tỷ đồng nếu muốn chuộc con.

Tiếp nhận thông tin, công an TP Hà Nội lập tức vào cuộc giải cứu cháu bé. Qua gần 10 giờ truy xét , đến rạng sáng 15/8, lực lượng công an đã bắt giữ nghi phạm Nguyễn Đức Trung và giải cứu thành công bé trai.

Tại cơ quan công an, kẻ BẮT CÓC TRẺ EM Nguyễn Đức Trung khai nhận do nợ nần nên BẮT CÓC bé trai 7 tuổi để tống tiền gia đình nạn nhân.

Khi bị bắt, đối tượng có hành vi BẮT CÓC tống tiền này thừa nhận hành vi phạm tội nhưng y khai rằng bản thân không có công ăn việc làm.

Sau khi xác minh lời khai và thẩm tra lai lịch nghi phạm BẮT CÓC TRẺ EM, Công an TP Hà Nội phát hiện trước khi gây ra vụ BẮT CÓC, nghi phạm công tác tại Đội Tham mưu, Phòng CSGT Công an tỉnh Vĩnh Phúc với cấp hàm thượng úy.

Trong ngày 15/8, Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân của nghi phạm BẮT CÓC TRẺ EM này.

Báo điện tử VNExpress ngày 17/8 đưa tin Công an TP Hà Nội quyết định khởi tố, tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Đức Trung để điều tra về tội BẮT CÓC nhằm chiếm đoạt tài sản.

Kẻ BẮT CÓC nhằm chiếm đoạt tài sản có thể lãnh án chung thân

Bàn luận về vụ án BẮT CÓC TRẺ EM để tống tiền, nhiều ý kiến thắc mắc nếu ra tòa về tội BẮT CÓC nhằm chiếm đoạt tài sản thì cựu thượng úy CSGT sẽ nhận hình phạt như thế nào?

Trước tiên, chúng ta có thể hiểu BẮT CÓC TRẺ EM là hành vi bí mật bắt giữ người dưới 16 tuổi nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc một mục đích phạm tội nào khác gây mất trật tự an toàn xã hội (Điều 1, Luật TRẺ EM 2016 quy định TRẺ EM là người dưới 16 tuổi).

Hành vi BẮT CÓC TRẺ EM để tống tiền là hành vi BẮT CÓC nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 169, Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 33, Điều 1, Luật Sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017.

Tội BẮT CÓC nhằm chiếm đoạt tài sản:

1. Người nào BẮT CÓC người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18

năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Làm chết người;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối chiếu quy định trên, người phạm tội BẮT CÓC nhằm chiếm đoạt tài sản phải có đồng thời hai hành vi, gồm: BẮT CÓC con tin và đe dọa chủ tài sản để chiếm đoạt tài sản.

Về hình phạt, người có hành vi BẮT CÓC người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù từ 15 – 20 năm hoặc tù chung thân, tùy tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của tội phạm.

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 1 – 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Người chuẩn bị phạm tội BẮT CÓC nhằm chiếm đoạt tài sản cũng chịu hình phạt tù từ 01 đến 05 năm.

Chi tiết về 4 khung hình phạt ở tội BẮT CÓC nhằm chiếm đoạt tài sản căn cứ Điều 169, Bộ Luật Hình sự 2015:

– Khung 1: Người nào BẮT CÓC người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

– Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

+ Đối với người dưới 16 tuổi;

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

– Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Ngoài ra, người chuẩn bị phạm tội BẮT CÓC nhằm chiếm đoạt tài sản bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Giai đoạn tiếp theo của vụ án BẮT CÓC nhằm chiếm đoạt tài sản

Sau khi khởi tố, cơ quan công an tiến hành điều tra hành vi BẮT CÓC nhằm chiếm đoạt tài sản do nghi phạm thực hiện.

Nếu đủ chứng cứ chứng minh bị can là người thực hiện tội phạm, cơ quan công an kết thúc điều tra và ban hành bản kết luận điều tra; rồi đề nghị VKSND cùng cấp truy tố bị can về tội BẮT CÓC nhằm chiếm đoạt tài sản.

Sau khi nhận hồ sơ vụ án hình sự cùng bản kết luận điều tra đề nghị truy tố, VKSND sẽ nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn luật định.

Nếu xét thấy đủ điều kiện tiến hành truy tố bị can, VKSND có thẩm quyền sẽ ban hành cáo trạng buộc tội và quyết định truy tố bị can ra tòa án cùng cấp về tội danh BẮT CÓC nhằm chiếm đoạt tài sản.

Khi nào kẻ BẮT CÓC phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?

Vậy, đối tượng phạm tội BẮT CÓC nhằm chiếm đoạt tài sản phạm tội khi là CSGT có bị tăng nặng trách nhiệm hình sự hay không?

Trả lời thắc mắc trên, bạn đọc có thể tham khảo các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Điều 52 thuộc Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017.

Theo đó, chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

– Phạm tội có tổ chức;

– Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

– Phạm tội có tính chất côn đồ;

– Phạm tội vì động cơ đê hèn;

– Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

– Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;

– Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;

– Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

– Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

– Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

Một lưu ý quan trọng khác khi áp dụng pháp luật là các tình tiết đã được Bộ Luật Hình sự 2015 quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Những tội danh liên quan đến hành vi BẮT CÓC TRẺ EM

Tùy mục đích phạm tội, hành vi BẮT CÓC TRẺ EM có thể cấu thành 1 trong 4 tội danh sau:

– Tội Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 153, Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 29, Điều 1, Luật Sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017.

– Tội BẮT CÓC nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 169, Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 33, Điều 1, Luật Sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017.

– Tội Mua bán người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 151, Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 28, Điều 1, Luật Sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017.

– Tội BẮT CÓC con tin quy định tại Điều 301, Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 103, Điều 1, Luật Sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017.

(Tổng hợp)

Exit mobile version