Site icon Blogluat.com

Cưỡng ép QUAN HỆ TÌNH DỤC là BẠO LỰC GIA ĐÌNH?

Chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2023, Luật Phòng, chống BẠO LỰC GIA ĐÌNH 2022 bộc lộ nhiều điểm mới. 

Trong đó, luật này giải thích rằng BẠO LỰC GIA ĐÌNH là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. 

Cùng đó, Luật Phòng, chống BẠO LỰC GIA ĐÌNH 2022 quy định cụ thể cưỡng ép thực hiện hành vi QUAN HỆ TÌNH DỤC trái ý muốn của vợ hoặc chồng là hành vi BẠO LỰC GIA ĐÌNH bị pháp luật nghiêm cấm. 

Trong trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi BẠO LỰC GIA ĐÌNH là thực hiện phục vụ cộng đồng thì vợ hoặc chồng có hành vi cưỡng ép QUAN HỆ TÌNH DỤC trái ý muốn phải chấp hành theo quy định.

Theo Điều 33, Luật Phòng, chống BẠO LỰC GIA ĐÌNH 2022, biện pháp thực hiện phục vụ cộng đồng được quy định chi tiết như sau:  

– Công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ trực tiếp phục vụ lợi ích của cộng đồng nơi người có hành vi BẠO LỰC GIA ĐÌNH cư trú, bao gồm:

+ Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực cộng đồng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc công trình công cộng khác;

+ Tham gia công việc khắc nhằm cải thiện môi trường sống và cảnh quang của cộng đồng.

– Danh mục công việc tại khoản 1, Điều 33 thuộc luật này do Chủ tịch UBND cấp xã công nhận trên cơ sở thảo luận, quyết định của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

– Chủ tịch UBND cấp xã nơi người có hành vi BẠO LỰC GIA ĐÌNH cư trú quyết định và tổ chức cho người có hành vi BẠO LỰC GIA ĐÌNH thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.

Nạn nhân bị BẠO LỰC GIA ĐÌNH cần làm gì? 

Theo Điều 9, Luật Phòng, chống BẠO LỰC GIA ĐÌNH năm 2022, người bị BẠO LỰC GIA ĐÌNH có các quyền sau đây:

– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi BẠO LỰC GIA ĐÌNH;

– Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;

– Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với BẠO LỰC GIA ĐÌNH, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;

– Yêu cầu người có hành vi BẠO LỰC GIA ĐÌNH khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản;

– Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi BẠO LỰC GIA ĐÌNH;

– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống BẠO LỰC GIA ĐÌNH;

– Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống BẠO LỰC GIA ĐÌNH.

Người bị BẠO LỰC GIA ĐÌNH, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị BẠO LỰC GIA ĐÌNH có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến hành vi BẠO LỰC GIA ĐÌNH khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

(Nguồn tham khảo: Luật Phòng, chống BẠO LỰC GIA ĐÌNH 2022)

Exit mobile version