Site icon Blogluat.com

Chồng đang thụ án vì ma túy, vợ có quyền LY HÔN không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, bạn hoàn toàn có quyền đơn phương LY HÔN với người chồng đang thụ án.

Tòa án chịu trách nhiệm giải quyết vụ việc LY HÔN của bạn sẽ lấy lời khai chồng bạn tại trại giam. Nếu có đủ căn cứ nhận thấy chồng bạn không thể hoàn tất nghĩa vụ làm chồng, làm cha và cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc thì tòa án có thể xem xét chấp thuận đơn LY HÔN của bạn.

Hồ sơ LY HÔN gồm:

– Đơn xin LY HÔN (theo mẫu);

– Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của vợ chồng;

– Bản sao sổ hộ khẩu của vợ, chồng (có chứng thực);

– Bản sao giấy khai sinh của các con ( nếu có, có chứng thực);

– Giấy tờ về tài sản ( nếu có tranh chấp).

Trình tự giải quyết vụ án LY HÔN:

– Tòa án cấp quận/huyện nơi người chồng (bị đơn) cư trú có thẩm quyền thụ lý đơn LY HÔN và sau đó ủy thác cho tòa địa phương – nơi có trại giam mà chồng bạn đang thụ án để lấy lời khai, ý kiến.

– Tòa án sẽ tiến hành xử LY HÔN vắng mặt người đang thụ án tù.

Việc xét xử khi bị đơn vắng mặt được quy định tại điểm b và c thuộc khoản 2, Điều 227, Bộ Luật Tố tụng Dân sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

2. Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

3. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

  • Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
  • Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật.

(Tổng hợp)

Exit mobile version