Site icon Blogluat.com

ÁN LỆ trong hoạt động xét xử tại TÒA ÁN

Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP về Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng ÁN LỆ (do Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao ban hành) đã quy định về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng ÁN LỆ, và đưa ra khái niệm chính thức về ÁN LỆ.

Hiểu đúng về ÁN LỆ  

ÁN LỆ được định nghĩa tại Điều 1 thuộc Nghị quyết này: ÁN LỆ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TÒA ÁN về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao lựa chọn và được chánh án TAND Tối cao công bố là ÁN LỆ để các TÒA ÁN nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

Như vậy, ÁN LỆ không phải là toàn bộ bản án, quyết định của TÒA ÁN mà chỉ là các nội dung chứa đựng lập luận để giải thích những vấn đề, sự kiện pháp lý, chỉ ra nguyên tắc hoặc quy phạm pháp luật cần áp dụng hoặc là lý do để TÒA ÁN đưa ra phán quyết.

Không phải bất kỳ phán quyết có hiệu lực pháp luật nào của TÒA ÁN cũng có thể trở thành ÁN LỆ. Bản án, quyết định của TÒA ÁN cần phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định mới được xem là ÁN LỆ.

ÁN LỆ được áp dụng như thế nào? 

Từ ngày 15/7/2019, quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng ÁN LỆ được quy định cụ thể trong Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP.

Theo đó, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng ÁN LỆ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau.

Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng TÒA ÁN không áp dụng ÁN LỆ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của TÒA ÁN.

Trường hợp TÒA ÁN áp dụng ÁN LỆ để giải quyết vụ việc thì số, tên ÁN LỆ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong ÁN LỆ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của TÒA ÁN”; tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của ÁN LỆ để làm rõ quan điểm của TÒA ÁN trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự.

Việc nghiên cứu, viện dẫn ÁN LỆ khi xét xử là yêu cầu đối với Thẩm phán, Hội thẩm. Nếu Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng ÁN LỆ khi xét xử vụ việc có tình huống pháp lý tương tự với ÁN LỆ thì phải có trách nhiệm phân tích, lập luận và nêu rõ lý do trong bản án, quyết định.

Trong hoạt động xét xử, thời gian được phép áp dụng ÁN LỆ là sau 30 ngày kể từ ngày ÁN LỆ được công bố.

Về nguyên tắc áp dụng ÁN LỆ:

Về quy trình lựa chọn, ÁN LỆ  hình thành theo những bước sau:

Bước 1: Đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành ÁN LỆ

Bước 2: Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành ÁN LỆ

Bước 3: Thành lập Hội đồng tư vấn ÁN LỆ

Bước 4: Lấy ý kiến Hội đồng tư vấn ÁN LỆ

Bước 5: Thông qua ÁN LỆ

Bước 6: Công bố ÁN LỆ

Khi nào bãi bỏ ÁN LỆ?

Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP đề cập đến 2 trường hợp bãi bỏ ÁN LỆ:

– ÁN LỆ đương nhiên bị bãi bỏ: trường hợp ÁN LỆ không còn phù hợp do sự thay đổi của pháp luật thì ÁN LỆ đương nhiên bị bãi bỏ, không cần phải có quy trình bãi bỏ ÁN LỆ đối với trường hợp này.

– ÁN LỆ bị bãi bỏ theo quy trình bãi bỏ ÁN LỆ do Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao tiến hành: trường hợp ÁN LỆ không còn phù hợp do chuyển biến tình hình hoặc bản án, quyết định có nội dung được lựa chọn phát triển thành ÁN LỆ đã bị hủy, sửa toàn bộ hoặc phần liên quan đến ÁN LỆ thì Hội đồng Thẩm phán xem xét, quyết định việc bãi bỏ ÁN LỆ.

Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xem xét việc bãi bỏ ÁN LỆ theo quy trình được hướng dẫn tại Điều 10, Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP:

– Bước 1: Kiến nghị bãi bỏ ÁN LỆ

+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức, TÒA ÁN kiến nghị với TAND Tối cao xem xét việc bãi bỏ ÁN LỆ khi phát hiện ÁN LỆ thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 của Nghị quyết này.

+ TÒA ÁN đã hủy, sửa bản án, quyết định thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều 9 của Nghị quyết này phải gửi báo cáo kèm theo quyết định đã hủy, sửa về TAND Tối cao để xem xét việc bãi bỏ ÁN LỆ   trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định.

– Bước 2: Tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xem xét việc bãi bỏ ÁN LỆ

+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, báo cáo theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị quyết này, Chánh án TAND Tối cao tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xem xét việc bãi bỏ ÁN LỆ.

– Bước 3: Thông qua việc bãi bỏ ÁN LỆ

+ Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao họp biểu quyết thông qua việc bãi bỏ ÁN LỆ theo nguyên tắc hướng dẫn tại khoản 3, Điều 6 thuộc Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP. Theo đó, phiên họp Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành.

– Bước 4: Thông báo bãi bỏ ÁN LỆ

Trên cơ sở kết quả biểu quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao ban hành thông báo bãi bỏ ÁN LỆ, trong đó xác định rõ thời điểm ÁN LỆ bị bãi bỏ. Thông báo bãi bỏ ÁN LỆ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của TAND Tối cao; được gửi cho các TÒA ÁN, các đơn vị thuộc TAND Tối cao.

(Nguồn tham khảo: Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP)

Exit mobile version