Site icon Blogluat.com

Án phí có giá ngạch và án phí không có giá ngạch trong vụ án dân sự

án phí

Án phí trong vụ án tranh chấp dân sự là khoản tiền mà đương sự phải nộp cho tòa án để được tòa án giải quyết vụ án.

Tòa án sử dụng án phí để chi trả các hoạt động tố tụng, gồm: chi phí cho việc thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; chi phí mời người làm chứng, giám định viên…

Theo khoản 1 thuộc Điều 26, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 (Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án) án phí trong vụ án tranh chấp dân sự có 3 loại:

– Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;

– Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;

– Án phí dân sự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Cách tính án phí có giá ngạch

Khoản 3 thuộc Điều 24, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, giải thích vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.

Án phí có giá ngạch là án phí được tính dựa trên giá trị số tiền hoặc tài sản tranh chấp trong vụ án tranh chấp dân sự.

Đối với vụ án dân sự có giá ngạch , tòa án sẽ thu án phí theo các mức sau:

Bảng tra án phí, tạm ứng án phí có giá ngạch

Loại vụ án tranh chấp dân sự
Giá trị tài sản có tranh chấp
Mức án phí
Tạm ứng án phí
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

Từ 06 triệu đồng trở xuống

300.000 đồng

Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn 300.000 đồng.

Từ trên 06 triệu đồng đến 400 triệu đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
Từ trên 400 triệu đồng đến 800 triệu đồng 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng
Từ trên 800 triệu đồng đến 02 tỷ đồng 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng
Từ trên 02 tỷ đồng đến 04 tỷ đồng 72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng
Từ trên 04 tỷ đồng 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ đồng
Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch
Từ 60 triệu đồng trở xuống 3.000.000 đồng
Từ trên 60 triệu đồng đến 400 triệu đồng 5% giá trị tranh chấp
Từ trên 400 triệu đồng đến 800 triệu đồng 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng
Từ trên 800 triệu đồng đến 02 tỷ đồng 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt 800 triệu đồng
Từ trên 02 tỷ đồng đến 04 tỷ đồng 72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 02 tỷ đồng
Từ trên 04 tỷ đồng 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 04 tỷ đồng
Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch
Từ 06 triệu đồng trở xuống 300.000 đồng
Từ trên 06 triệu đồng đến 400 triệu đồng 3% giá trị tài sản có tranh chấp
Từ trên 400 triệu đồng đến 02 tỷ đồng 12 triệu đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng
Từ trên 02 tỷ đồng 44 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng

Mức án phí phúc thẩm đối với loại có giá ngạch tương tự như loại không có giá ngạch.

Cách tính án phí không có giá ngạch

Điều 24 thuộc Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 cũng giải thích vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.

Mức án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch có quy định như sau:

– Giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động:

+ Giải quyết sơ thẩm:

+ Giải quyết phúc thẩm: 300.000 đồng.

– Giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch:

+ Giải quyết sơ thẩm:

+ Giải quyết phúc thẩm: 2 triệu đồng.

Điểm khác biệt giữa vụ án dân sự có giá ngạch và vụ án dân sự không có giá ngạch chính là trong vụ án dân sự có giá ngạch thì yêu cầu của đương sự là tiền; trong vụ án dân sự không có giá ngạch thì đương sự không có yêu cầu là tiền.

Khi nào người khởi kiện không cần nộp án phí?

Điều 27 thuộc Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 buộc người khởi kiện phải chịu án phí sơ thẩm trong vụ án do mình khởi kiện; trừ trường hợp được miễn, không phải nộp hoặc được giảm án phí đúng quy định.

Người khởi kiện ở vụ án tranh chấp dân sự không phải nộp án phí trong các trường hợp quy định tại Điều 28, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14; gồm:

– Người khởi kiện là người thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của pháp luật về hộ nghèo, cận nghèo;

– Người khởi kiện là người dân tộc thiểu số thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

– Người khởi kiện là người có công với cách mạng;

– Người khởi kiện là người dưới 18 tuổi, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi;

– Người khởi kiện là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Người khởi kiện là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi;

– Người khởi kiện là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Người khởi kiện là người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

– Người khởi kiện là người khởi kiện vụ án về thừa kế tài sản theo di chúc mà người để lại di chúc chỉ định người thừa kế là người nghèo;

– Người khởi kiện là người khởi kiện vụ án về thừa kế tài sản theo pháp luật mà người thừa kế là người nghèo;

– Người khởi kiện là người khởi kiện vụ án về tranh chấp đất đai mà việc khởi kiện là do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Người khởi kiện là người khởi kiện vụ án về cấp dưỡng, nuôi con, giám hộ, quyền nuôi con, quyền thăm nom con sau khi ly hôn, xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú, buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà việc khởi kiện là do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(Blogluat.com)

Exit mobile version